20 Th12 Tìm hiểu về rượu ngâm ngô tím
Mục lục
Rượu ngô tím là một trong những thức uống đặc sản ở vùng miền núi Tây Bắc. Rượu ngô tím mang vị ngọt thơm đậm đà hương vị rừng núi. Phương pháp ngâm rượu ngô tím là dùng ngô tím ngâm trực tiếp thay vì lên men ngô tím như các loại rượu ngô thông thường. Cách ngâm rượu ngô này có gì khác biệt và mang lại lợi ích gì cho sức khỏe, hãy cùng Vườn nhà mình tìm hiểu thêm ở dưới đây nhé.
Nguồn gốc ngô tím dùng để ngâm rượu
Ngô tím vốn là giống ngô Thái Lan được nhập về Việt Nam từ năm 2013. Một số nhà khoa học đã đem giống ngô đặc biệt này về Việt Nam để trồng thử nghiệm và cho ra kết quả ngoài mong đợi. Giống ngô tím sinh trưởng tốt, năng suất cao.
Ngoài sử dụng làm thức ăn, người ta còn tìm ra phương pháp ngâm rượu ngô tím rất mới lạ. Không chỉ làm thức uống cho phái mạnh mà loại rượu này còn rất bổ dưỡng.
Tên khoa học. Zea mays L
Họ. Poaceae
Đặc điểm: Cũng giống như nhiều giống ngô khác, ngô tím thuộc nhóm cây thân thảo, khi trưởng thành, cây cao từ 2-3m. Thân cây ngô chia thành các đốt như đốt tre. Bẹ lá ngô là những dải có mũi mác to và dài. Mặt lá có lớp lông mịn, phần mép lá có các răng cưa nhỏ. Các bẹ lá mọc sát thân ngô.
Cây ngô tím có cả hoa đực lẫn hoa cái. Hoa đực mọc ở đỉnh ngọn cây (thường gọi là bông cờ). Trong khi đó, hoa cái mọc thành chùm, sau này tạo thành bắp ngô. Bao quanh bắp ngô là một lớp tường thành bằng lá và tơ ngô.
Ở Việt Nam, ngô vàng và ngô trắng có nhiều hơn so với ngô tím. Tuy nhiên, ngô tím là một loại lương thực quan trọng đối với người dân ở các vùng cao. Tương tự, ở nơi đây, rượu ngâm ngô tím trở thành đặc sản không thể bỏ qua mỗi dịp tết đến xuân về.
Ngô tím chứa nhiều sắc tố anthocyanin, được gọi là cyanidin 3-O-β-D-glucoside. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì cùng nhiều công dụng bất ngờ khác đối với sức khỏe.
3 cách ngâm rượu ngô tím
Các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 10 bắp ngô tím, 10 lít rượu nếp trắng ngon, bình thủy tinh, chum, vò ngâm rượu cỡ lớn.
Cách ngâm rượu ngô tím rất đơn giản, nguyên liệu cũng dễ dàng tìm mua. Bắp ngô tím phải là bắp có kích cỡ to, tròn đều, không bị sâu, hỏng.
Rượu dùng để ngâm nên là loại rượu có nồng độ cao một chút, khoảng 38-40 độ. Sau thời gian ủ, độ rượu sẽ nhẹ dần, uống vừa miệng, thơm ngon và rất đặc trưng.
Cách tiến hành ngâm rượu ngô tím
Cách 1. Ngâm rượu ngô tím sống
Bước 1. Bắp ngô sau khi mua về sẽ được tách bỏ đi lớp vỏ. Chỉ giữ lại bắp ngô và râu. Dùng rượu trắng tráng lên ngô một lượt để loại bỏ chất bẩn.
Bước 2. Xếp các bắp ngô tím vào bình, sau đó đổ rượu vào. Tỷ lệ ngô và rượu có thể điều chỉnh cho phù hợp khẩu vị mỗi người. Càng nhiều ngô thì rượu sẽ có hương vị đậm đà hơn.
Bước 3. Đậy chặt nắp và để chừng 10 ngày là có thể lấy ra dùng được. Rượu ngô tím sẽ thơm ngon hơn nếu để ngâm lâu ngày.
Cách 2. Ngâm ngô hấp cách thủy chín trong rượu
Bước 1: Bắp ngô tím giữ nguyên phần vỏ và hấp cách thủy hoặc đồ bằng nồi đồ giống nấu xôi.
Bước 2: Sau khi hấp (hoặc đồ) chín, bóc bỏ vỏ bắp ngô tím. Xếp ngô vào lọ/bình và ngâm như cách 1. Nếu nước hấp (hoặc đồ) ngô tím đặc thì có thể cho cùng vào ngâm với rượu.
Khoảng 10 ngày sau khi ngâm là có thể lấy rượu ngô tím đồ chín ra uống. Với phương pháp ngâm này, người làm sẽ mất thời gian và công sức hơn ở công đoạn đồ ngô. Tuy nhiên, rượu ngô tím đồ chín sẽ thơm, ngọt và dễ uống.
Cách 3. Ngâm rượu ngô nướng
Thay vì dùng ngô tím sống hoặc ngô tím đồ chín ngâm rượu, người ta có thể nướng ngô tím lên rồi mới đem đi ngâm rượu.
Cho ngô đã nướng vào bình/vò ngâm rượu, thêm ít đường, sau đó đổ rượu vào ngâm cùng. Hương vị của rượu ngô tím nướng rất ngon và đặc biệt.
Cách ngâm rượu ngô tím với men lá
Phương pháp ngâm và lên men rượu ngô tím này cũng tương tự như phương pháp ngâm rượu ngô vàng. Khác với các bước trên, ngô không được ngâm trực tiếp vào rượu mà sẽ trải qua quá trình lên men.
Rượu ngô tím lên men có mùi thơm đặc trưng, vị cay cay, nồng ấm… sẽ khiến người uống cảm thấy rất thích thú. Ngâm rượu ngô tím lên men lá theo các bước như sau.
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như 10 cân ngô tím non nguyên hạt, 6 hoặc 7 lá men rượu, bình/vò ngâm rượu. Cần lưu ý mua men rượu ở các đại lý cung cấp men rượu chất lượng. Khi đó, rượu thành phẩm sau khi ngâm mới ngon. Việc sử dụng các loại men Trung Quốc, men kém chất lượng có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe.
Các bước tiến hành ngâm rượu ngô tím
Bước 1. Luộc chín ngô
Sau khi thu hoạch ngô về hoặc mua về thì đem đi rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài lớp vỏ. Sau đó, cho các bắp ngô tím vào nồi và đun lên.
Khi luộc ngô thì cần vặn nhỏ lửa và thường xuyên kiểm tra để xem ngô đã chín chưa. Cần lưu ý chỉ luộc ngô vừa chín tới, nếu ngô chín quá kĩ và nát thì khi ngâm rượu sẽ không ngon.
Sau khi luộc chín ngô, đem đi tách bỏ vỏ và để bắp ngô nguội hẳn.
Bước 2. Trộn lá men với ngô
Khi ngô đã nguội thì sẽ tiến hành trộn cùng với men lá với tỷ lệ 10 cân ngô trộn với 6 hoặc 7 lá men. Sau đó, đem rượu ngô đi ủ ở nơi thoáng gió, nhiệt độ ổn định. Thông thường, bình hoặc vò rượu sẽ được đặt bên dưới nền nhà để giúp quá trình lên men diễn ra thuận lợi hơn.
Sau vài ngày, bên ngoài hạt ngô xuất hiện một lớp bột phấn trắng, điều này có nghĩa là ngô đã lên men. Lúc này, ngô sẽ được cho vào bình hoặc chum vò. Đây kín và tiếp tục ủ trong vòng 5 – 6 ngày là có lấy ra và nấu được.
Bước 3. Thu rượu
Nấu rượu ngô tím chừng 20 – 30 ngày, chưng cất rượu trên lửa nhỏ. Trong quá trình chưng cất, hơi rượu sẽ lắng đọng lại và chảy ra bên ngoài.
Phương pháp ngâm rượu ngô tím này được người dân miền núi áp dụng rộng rãi hơn vì họ có đầy đủ dụng cụ cần thiết để nấu và chưng cất rượu như nồi, chõ và đồ lọc rượu. Cách làm này lâu hơn và màu rượu cũng nhạt hơn 3 cách ngâm trực tiếp đã đề cập ở trên.
Chính vì vậy, người dân miền núi hay dùng lá nếp cẩm để ngâm cùng rượu ngô tím. Sử dụng loại lá này giúp rượu có màu sắc đậm hơn, bắt mắt hơn.
Tác dụng của rượu ngâm ngô tím
Ngô tím mang màu sắc lạ, bắt mắt. Không chỉ luộc ăn ngon mà ngô tím ngâm rượu cũng rất thơm ngon, lại còn đem đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
- Chống viêm, tiêu sưng
- Ngăn ngừa một số loại ung thư
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì
- Tốt cho tim mạch
- Làm chậm quá trình lão hóa
Một số lưu ý khi sử dụng rượu ngâm ngô tím
Việc ngâm rượu ngô tím chỉ đem đến hiệu quả tốt cho người dùng nếu được uống đúng cách, đúng liều lượng. Rượu ngâm ngô tím ngon và tốt thật nhưng không được quá lạm dụng loại rượu này.
- Chỉ uống từ 80-100 ml/ngày, và chia làm 2 lần uống
- Nên dùng rượu trong các bữa ăn, tránh uống rượu lúc đói
Cách làm rượu ngâm ngô tím cũng khá đơn giản, các bạn có thể nhé tự sơ chế nguyên liệu và ngâm tại nhà nếu muốn đảm bảo an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể tìm mua rượu ngô tím ngâm sẵn ở các cơ sở uy tín để tiết kiệm thời gian.
Công dụng tuyệt vời của bắp ngô tím
Rượu là đồ uống có cồn, nên vốn được khuyên hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, rượu ngâm ngô tím lại mang đến nhiều lợi ích không ngờ tới. Đã có nhiều nghiên cứu về loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Tất cả chỉ ra rằng ngô tím là loại ngũ cốc cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Ngô tím có chứa nhiều vitamin C, beta-caroten, hợp chất phenol, vitamin B (vitamin B1, B2, B3) và nhiều nguyên tố vi lượng như K, Fe, Na, P, Ca và chất đạm, đường, chất béo và chất xơ .
Chưa nói đến ngô tím dùng để ngâm rượu, bản thân ngô tím cũng có rất nhiều công dụng như:
Tốt cho hệ tim mạch
Sắc tố Anthocyanin có trong ngô tím có tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp. Những người mắc bệnh tim mạch hay người bị cao huyết áp đều có thể dùng thường xuyên ngô tím để ổn định huyết áp và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Làm chậm quá trình lão hóa
C3G – Cyanidin 3glucoside là một Anthocyanin có khả năng ức chế các gốc tự do có hại phát triển. Các gốc tự do có hại này là lí do chính khiến cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi.
C3G – Chất cyanidin 3glucoside có trong ngô tím còn hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện sức khỏe, giúp tinh thần lạc quan hơn.
Ngăn ngừa và phòng chống ung thư
Theo như Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ công bố, chất anthocyanins có trong bắp ngô tím có khả năng chống oxy hóa và rất hiệu quả trong việc hỗ trợ chữa trị ung thư.
Những chất chống oxy hóa này có thể bảo vệ tế bào khỏi những thương tổn do các gốc tự do gây ra. Các gốc tự do là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư nguy hiểm.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ), Đại học Nông nghiệp Đông Bắc và Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng các phytochemical trong ngô tím có tác dụng giảm viêm cũng như cải thiện độ nhạy insulin.
Insulin là chất có tác dụng chính giúp chuyển hóa carbonhydrate trong cơ thể, ổn định lượng đường huyết.
Bên cạnh ngâm rượu, ngô tím còn là nguyên liệu trong nhiều món ăn ngon miệng như sữa ngô, chè ngô tím nấu khoai, ngô chiên bơ, ngô phết mật ong … Ngô là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng mà chúng ta nên bổ sung mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
Trên đây là các những thông tin hữu ích về ngô tím cũng như các phương pháp ngâm rượu ngô tím hay dùng nhất hiện nay. Bạn có thể chọn cách ngâm đơn giản, phù hợp nhất với sở thích và điều kiện của nhà mình. Mong các bạn có thể áp dụng và ngâm ra bình rượu thơm ngon, bổ dưỡng nhất. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:Tìm hiểu về rượu ngâm ngô bao tử