16 Th12 Tìm hiểu về rượu ngâm ngô bao tử
Mục lục
Ngô bao tử là gì?
Ngô bao tử là phần bắp còn non của cây ngô. Khi hạt của bắp ngô chưa kịp phát triển, râu ngô còn non mềm thì người ta hay đi hái bắp ngô để dùng làm thực phẩm hoặc dược liệu.
Ngô bao tử thường được dùng để làm gì?
Ngô bao tử mang vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính mát. Vì vậy, từ lâu nay, người ta thường dùng ngô bao tử làm thức ăn, làm thuốc mát bổ, lợi tiểu. Ngày nay, ngày càng nhiều nhà hàng, khách sạn chế biến các món ăn từ ngô bao tử và đưa vào bàn tiệc. Có thể nói đây là một loại thực phẩm vừa ngon bổ, vừa sang trọng.
Ở nước ta, ngô bao tử không chỉ được trồng để sử dụng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản….
Bởi ngô bao tử thơm ngọt lại có tính mát nên người ta còn dùng để ngâm rượu uống. Rượu có rất thơm ngon và nước rượu có vàng óng cực kì bắt mắt.
Những lợi ích của ngô bao tử đối với sức khỏe
Trong 100g ngô bao tử có chứa 26g calo, 18g carbonhydrat, 1g chất béo, 1g chất đạm, 1,6g chất xơ. Ngô bao tử không chỉ là nguồn thực phẩm dồi dào chất xơ mà còn cung cấp lượng lớn vitamin A, phốt pho, magiê và sắt.
Do đó, ngô bao tử đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng chính của ngô bao tử.
Kiểm soát lượng cholesterol trong máu
Ngô bao tử giàu vitamin C, carotenoid và bioflavonoid, các chất này có tác dụng kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu và giúp tăng cường lưu thông máu. Vì vậy, ngô bao tử rất tốt cho hệ tim mạch.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Trong ngô bao tử có chứa nhiều sắt, đây là thành phần không thể thiếu giúp hình thành và tái tạo các tế bào hồng cầu, vì vậy, dùng ngô bao tử có thể phòng ngừa thiếu máu.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao trong ngô bao tử giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Một nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng những người mắc bệnh ung thư đại tràng nên sử dụng loại ngô này.
Kiểm soát huyết áp
Các phenol trong ngô bao tử hỗ trợ kiểm soát tình trạng huyết áp cao hiệu quả.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Ngô bao tử chứa nhiều vitamin B9 (axit folic) và hỗ trợ tăng cân nặng của trẻ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai rất dễ bị táo bón nên ăn ngô bao tử sẽ hỗ trợ giảm bớt triệu chứng này trong thời kì mang thai.
Giàu chất chống oxy hóa
Ngô bao tử có chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ ngăn ngừa và tiêu diệt các gốc tự do, một trong những nguyên nhân gây ung thư.
Cải thiện thị lực
Bởi vì trong ngô bao tử có chứa nhiều vitamin A nên giúp giữ cho đôi mắt sáng, khỏe mạnh, duy trì thị lực tốt.
Rượu ngô bao tử là gì?
Trong những năm gần đây, rượu ngô bao tử trở thành một trong những đồ uống nổi tiếng xa gần của người Tây Bắc. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhà nhà lại nô nức nhộn nhịp ngâm những vò rượu ngô bao tử để uống, làm quà đem biếu và phân phối cho thực khách ở khắp nơi trên cả nước.
Rượu ngô bao tử là rượu được ngâm với ngô bao tử, mang lại mùi thơm ngon, vị thanh, mát ngọt. Rượu ngâm ngô bao tử khá êm chứ không gây ra hiện tượng cay sốc như nhiều loại rượu hiện nay. Bởi vì rượu ngon và rất dễ thưởng thức nên nhiều người rất ưa thích và tin dùng loại rượu này.
Cách chọn nguyên liệu để ngâm rượu
- Ngô bao tử: cần lựa chọn các bắp ngô non, còn tươi mới, không bị phun thuốc trừ sâu, thuốc hóa học. Nếu bạn muốn ngâm chỉ mình lõi thì cần lột sạch vỏ ngô. Tuy nhiên, nếu muốn ngâm cả vỏ thì bạn phải bóc bỏ đi 3-4 vỏ già bên ngoài và để lại râu ngô.
- Bình ngâm: nên dùng bình chum sành, đặc biệt là chum đất chưa trải qua tráng men là tốt nhất. Nếu không mua được hai loại bình này, bạn sử dụng bình thủy tinh cũng được.
- Rượu: Nên chọn rượu men lá, nếu không sẵn có thì dùng rượu thường.
Các bước ngâm rượu ngô bao tử
Cách 1. Cách ngâm rượu ngô bao tử trực tiếp
Ngâm rượu ngô bao tử trực tiếp là một trong những cách làm đơn giản và thuận tiện nhất. Rượu thành phẩm có mùi thơm, ngon ngọt và đậm vị. Đây sẽ là lựa chọn tốt nhất nếu các bạn không có nhiều thời gian để ngâm rượu. Bạn cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Sau khi mua ngô bao tử về, bạn sẽ bóc tách phần vỏ và râu để lấy mình phần lõi bên trong. (Bỏ qua bước này nếu ngô mua về đã được bóc tách sẵn). Thay vì vứt phần râu và vỏ đi, bạn có thể đem chúng đi phơi khô và nấu nước uống rất ngon, mát.
Bước 2. Đem phần lõi ngô bao tử đã tách ra đi rửa sạch với nước. Bạn có thể ngâm với nước muối loãng từ 10-15 phút để đảm bảo an toàn hơn. Sau đó, chần ngô đã rửa sạch với nước sôi trong khoảng 2 phút. Tránh đun quá lâu vì làm thế sẽ khiến ngô chín quá, nhão, ngâm rượu không giữ được vị ngon. Sau khi chần qua nước sôi, vớt ngô ra rổ và để cho ráo nước.
Bước 3. Cho phần ngô bao tử đã chần và để ráo và rượu vào bình đã chuẩn bị sẵn. Cứ 1kg ngô bao tử thì ngâm cùng với 3 lít rượu. Sau đó, các bạn chỉ cần đậy kín nắp bình và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.
Với phương pháp ngâm trực tiếp này, chỉ sau 1 tháng là bạn có thể lấy rượu ra uống được luôn. Sau 1 tháng, nước rượu sẽ dần chuyển màu thành màu vàng chanh, mang hương thơm nhẹ. Rượu mang vị ngọt ngậy, thơm nức cực kì hấp dẫn.
Cách 2. Ngâm rượu ngô bao tử bằng phương pháp chưng cất
Nếu có thời gian và điều kiện, thay vì cách làm trên, các bạn có thể thử phương pháp chưng cất này. Cách làm này thì cầu kì và phức tạp hơn cũng như tốn nhiều thời gian hơn nữa. Tuy nhiên, rượu thành phẩm được làm bằng cách này có hương vị đậm đà hơn. Các bước tiến hành để ngâm rượu bao tử theo phương pháp chưng cất như sau:
Bước 1. Công đoạn sơ chế ngô bao tử giống như cách 1. Đem ngô luộc lên vừa chín tới, đảm bảo ngô không bị nát, nhão. Tiếp đó, vớt ngô ra ngoài để cho khô tự nhiên.
Bước 2. Trộn 10kg ngô bao tử đã được làm khô tự nhiên với 6 lá men rượu. Lưu ý, 10:6 là tỷ lệ chuẩn, và để cho ra bình rượu ngô bao tử ngon thì các bạn nên tuân thủ theo đúng tỷ lệ này. Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình mà các bạn có thể tăng giảm số lượng ngô và lá men, miễn là phải đáp ứng đúng tỷ lệ 10:6.
Bước 3. Sau khi trộn xong, hỗn hợp sẽ được để ở nơi có nhiệt độ phòng thích hợp (khoảng 25 độ C). Quan sát cho đến khi có các đốm trắng xuất hiện ở hỗn hợp thì đem tất cả cho vào bình và đậy kín nắp. Sau tầm 1 tuần, các bạn sẽ lấy hỗn hợp ra để nấu.
Bước 4. Cần nấu rượu ngô bao tử trên lửa nhỏ, trong quá trình nấu, hơi rượu bay ra ngoài và ngưng tụ lại. Thông thường, cứ ngâm 10kg ngô bao tử sẽ cho ra được khoảng 3 lít rượu thành phẩm.
Phương pháp thứ 2 chỉ phù hợp khi bạn muốn nấu rượu với số lượng và có đầy đủ dụng cụ chưng cất. Nếu chỉ làm rượu ngô cho gia đình uốn hàng ngày thì các bạn nên làm theo cách 1 nhé. Cách thứ nhất không chỉ vừa đơn giản lại còn nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn nhiều.
Cách sử dụng rượu ngô bao tử
- Nếu bạn mua được ngô bao tử ngon thì sẽ cho ra những bình rượu ngon. Bạn chỉ nên uống rượu ngô bao tử trong các bữa ăn, không được uống khi bụng đói.
- Mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần từ 20-25ml. Nếu quá lạm dụng và uống nhiều thì sẽ gây hại cho gan. Bởi bản chất của rượu ngô bao tử vẫn là một loại đồ uống có cồn.
Một số lưu ý trong quá trình ngâm rượu ngô bao tử
Bạn cần hết sức để ý công đoạn chần ngô với nước sôi. Nếu ngô chín nhão thì không chỉ cho ra bình rượu không ngon mà còn làm mất thẩm mỹ.
- Với cách làm thứ 2, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt tỷ lệ 10:6. Nếu có sự sai lệch trong tỷ lệ này, mùi vị rượu sẽ thay đổi và mất ngon.
- Sử dụng bình ngâm rượu bằng gốm sứ là tốt nhất hoặc có thể dùng bình thủy tinh để thay thế. Sau thời gian ủ, các loại bình làm từ nhựa hay hợp kim inox sẽ có nguy cơ bị biến chất và thôi ra rượu. Khi đó, rượu sẽ mất đi mùi vị thơm ngon đáng có và không còn tự nhiên nữa.
Dù rượu ngô bao tử rất tốt cho sức khỏe và có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh nhưng không phải là thuốc chữa bệnh và không có khả năng thay thế được thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, bên cạnh việc uống rượu ngô bao tử để giúp nâng cao sức khỏe thì mọi người vẫn phải chú ý nghe theo lời dặn và khuyến cáo của của bác sĩ.