07 Th2 Điều trị đau xương khớp bằng bài thuốc Tây Bắc
Mục lục
Thuốc đau xương khớp gia truyền Tây Bắc là bài thuốc của người Thái dùng để chữa trị bệnh đau xương khớp. Bài thuốc gồm có các thành phần như cây đau xương, trái nhàu khô, cây trinh nữ, cây chìa vôi, củ bình vôi, cây cỏ xước, cây tơm trơn, cây đòn kẻ cắp, cây cốt toái bổ, cây thiên nhiên kiện, cẩu tích và các thảo dược gia truyền khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng của từng thành phần để nắm được tác dụng tổng hợp của bài thuốc này nhé.
Cây Dây Đau Xương
Khi đề cập đến cây Dây Đau Xương, có thể nghĩ ngay được công dụng của loại thảo dược này.
Tên gọi
Loại thảo dược này còn có tên gọi khác như cây Khoan cân đằng, tiếng Hán có nghĩa là khiến cho xương cốt được thư giãn khoẻ mạnh.
Cây dây đau xương có tên khoa học là Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Timospora malabarica Miers, Menispermun malabarilum Lamk), thuộc họ Tiết đề Menispermaceae.
Đặc điểm
Đây là một cây thuốc nam quý dạng dây leo. Chiều dài của cây là khoảng 7-8cm với cành dài rũ xuống, ban đầu thì có lông nhưng sau này lớp vỏ sẽ nhẵn và không sần sùi. Vì có lông ở mặt dưới nên bên dưới lá có màu trắng nhạt, lá hình tim. Phía cuối lá cuốn tròn và hõm lại trong khi phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, có 5 gân nhỏ, có dạng giống chân vịt.
Thu hoạch
Được thu hái quanh năm.
Khu vực trồng, cách trồng
Cây dây đau xương mọc hoang khắp nơi ở miền núi và đồng bằng ở Việt Nam. Dây đau xương vốn được người dân vùng miền núi Tây Bắc sử dụng lâu nay để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân và có thể dùng làm thuốc bổ.
Các thành phần hóa học
- Dây đau xương có chứa nhiều Alkaloid.
- Trong dây đau xương, người ta đã tách và xác định cấu trúc một glucosid phenolic là tinosinen (I). (E) – 1 – (3 hydroxy – 1 – propenyl) – 3 – 5 – dimethoxyphenyl) 4 – 0 – beta – D apio furanosyl – (1 – 3) – beta – D glucopyranosid (CA, 122,1995 156312 b).
- Trong cành của dây đau xương, đã tìm thấy 2 chất dinorditerpen glucosid ; tinosinesid A và B.Tinosinesid A: [2S – (2alpha, 4a. alpha, 7beta, 9beta, 10beta, 10alpha.beta, 10b.alpha] – 10 acetoxy – 2 (3 furanyl) – 7 (beta – D – glucopyranosyloxy – dodecahydro – 4a, 9 – dihydroxy – 10b – methyl – 4H – naphto [2 – 1- C] pyra – 4 on.Tinosinesid B: (2 – 0 – acetyltinosinesid A)
Tác dụng dược lý
- Dây đau xương có khả năng ức chế histamin và acetylcholin gây co thắt cơ trơn trong thí nghiệm ruột cô lập.
- Dây đau xương còn có tác động đến huyết áp động vật trong thí nghiệm. Ngoài ra, dược liệu này còn có thể ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên ngoài của động vật. Bởi vậy, người ta còn dùng dây đau xương để hỗ trợ thuốc ngủ, tác dụng an thần và lợi tiểu.
Công dụng – chủ trị
- Dây đau xương có vị đắng, tính mát, giúp Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.
- Người ta dùng dược liệu này để chữa các triệu chứng của tê thấp, đau xương, đau người và làm thuốc bổ.
Quả nhàu khô
Quả nhàu khô là thành phẩm có được khi khi sấy hoặc phơi khô quả nhàu tươi . Nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia, thuộc họ Cà phê. Trong dân gian, quả nhàu vẫn thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau ví dụ như dâu bãi biển hay dâu Ấn Độ.
Thông thường, phải sau ít nhất một năm thì những cây nhàu mới cho quả và được lựa chọn để thu hoạch quả. Người ta sẽ chọn lựa những quả nhàu già, sẽ có mắt căng mọng để hái trước.
Cách làm quả nhàu khô
Trái nhàu khô được chế biến qua các bước như sau:
- Bước 1: Rửa cho quả nhàu sạch rồi để ráo nước
- Bước 2: Bổ quả nhàu làm đôi theo chiều dọc
- Bước 3: Trải quả nhàu đã được sơ chế vào mâm hoặc nong nia rồi đem ra nắng to phơi khô hoặc sấy khô. Thông thường, cứ sau khoảng 3 đến 4 nắng thì quả nhàu sẽ hoàn toàn khô. Khi ấy, vỏ ngoài của quả chuyển sang màu đen, cứng, xù xì, bên trong thì có màu vàng hoặc nâu, nhìn được rõ hạt.
- Bước 4: Sao vàng quả nhàu khô rồi hạ thổ. Bảo quản quả nhàu đã phơi khô trong túi ni lông hoặc ở trong hộp kín, để nơi mát mẻ và khô ráo dùng dần.
Tác dụng của quả nhàu khô
Theo nghiên cứu, quả nhàu khô có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin C, sắt, natri, kali, canxi, magie, axit hữu cơ, carotene và nhiều axit amin. Bởi vậy, dùng quả nhàu khô đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Dù trải qua quá trình sấy ở nhiệt độ cao hay phơi nắng thì quả nhàu khô vẫn còn giữ được hầu hết các dưỡng chất như trong quả tươi. Dùng loại quả này có thể đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe, chẳng hạn như:
1.Hỗ trợ điều trị bệnh gút
Theo y học cổ truyền, quả nhàu khô được sử dụng để giúp lợi tiểu, mát gan, hỗ trợ tăng cường đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, quả nhàu khô rất có lợi cho người bị bệnh gout. Loại quả này giúp ngăn ngừa tái phát các đợt cấp của bệnh gout. Ngoài ra, nó còn giúp giảm thiểu các tác hại của bệnh gout tới xương khớp.
2. Quả nhàu khô giúp thải độc cho cơ thể
Dùng quả nhàu khô để đun với nước uống thường xuyên có thể giúp tăng cường các chức năng thải độc của gan, nhờ đó, làm giảm độc tố tích tụ trong cơ thể.
3. Giúp hệ xương chắc khỏe
Trái nhàu khô có chứa hàm lượng lớn canxi, không hề thua kém so với các loại thực phẩm khác. Bởi vậy, quả nhàu giúp phát triển hệ khung xương, giúp cho xương cứng cáp, chắc khỏe hơn. Dùng quả nhàu khô cũng là giải pháp đơn giản và khá hữu hiệu để ngăn ngừa nhiều bệnh lý về xương khớp, có thể kể đến loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp, gout, …
4. Chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư
Quả nhàu khô có chứa một số chất có khả năng chống oxy hóa và ức chế những gốc tự do phát triển, ngăn ngừa quá trình liên kết DNA dẫn tới ung thư. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng uống nước quả nhàu tươi hoặc nước nấu quả nhàu khô thường xuyên có thể giúp giảm các nguy cơ bị các bệnh ung thư nguy hiểm như bệnh ung thư gan, thận, phổi.
5. Quả nhàu khô giúp chống viêm
Quả nhàu khô đã được dân gian tin tưởng và sử dụng như một loại thuốc trị liệu chống viêm tự nhiên rất an toàn từ lâu nay. Loại dược liệu này giúp giảm sưng, làm tổn thương viêm nhiễm chóng lành, ví dụ như: các vết bỏng, viêm da hay viêm khớp.
6. Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Nước nấu quả nhàu khô có sẽ thể giúp cho tinh thần sảng khoái, xoa dịu thần kinh và giảm bớt căng thẳng, lo âu. Bởi vậy, những ai hay bị các triệu chứng như stress, căng thẳng hoặc gặp áp lực trong công việc, học hành hay cuộc sống nên uống nước đun quả nhàu khô mỗi ngày.
7. Giảm các chứng đau trong cơ thể
Nhàu khô có chứa một lượng chất giảm đau tuy nhiên lại không gây ra bất kì tác dụng phụ nào đối với sức khỏe. Bởi vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn ở nhà một vài quả nhàu khô để dùng nếu hay bị các chứng: đau đầu, đau lưng, đau mỏi cơ bắp hay đau thần kinh.
8. Quả nhàu khô nhuận tràng và kích thích tiêu hóa
Quả nhàu khô có chứa các thành phần axit giúp kích thích các cơ trơn trong ruột co bóp mạnh. Khi đó, thức ăn và chất thải sẽ di chuyển nhanh chóng hơn ở trong đường ruột. Bởi vậy, đối với người nào mẫn cảm với các thành phần của thuốc tây và dùng được quả nhàu khô mà bị táo bón cũng có thể dùng trái nhàu khô sắc nước uống thay thế thuốc nhuận tràng.
9. Giảm huyết áp
Nghiên cứu ở Nhật Bản chỉ ra rằng quả nhàu tươi hay khô đều có khả năng làm giảm huyết áp. Quả nhàu khô có chứa chất có thể làm giãn nở những mạch máu ngoại vi và giúp cho quá trình tuần hoàn máu được thông suốt hơn.
10. Cải thiện hệ miễn dịch
Cơ thể sau khi hấp thụ một số chất có trong quả nhàu sẽ sản xuất thêm các tế bào Lympho T, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Lympho T là một phân lớp của bạch cầu và nó được gọi là những tế bào sát thủ vì hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn, vi rút hay các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể.
11. Chống dị ứng, giảm hen suyễn
Những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn khi uống nước quả nhàu khô có thể giảm bớt tần suất lên cơn hen. Bên cạnh đó, nước quả nhàu khô còn giúp tăng hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch, chống lại các yếu tố dị nguyên gây ra dị ứng – khởi nguồn của các cơn hen.
12. Hỗ trợ giảm cân
Vì uống nước đun quả nhàu khô làm giảm cảm giác muốn ăn lại còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa nên dùng quả nhàu khô có thể giúp giảm cân hiệu quả.
13. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Uống nước đun quả nhàu khô còn có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu đồng thời tăng cường cholesterol tốt cho cơ thể. Bởi vậy, uống loại nước này thường xuyên cũng sẽ giúp mạch máu thông thoáng, bền chắc hơn. Nhờ đó, huyết áp được giữ ở mức ổn định và ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý về tim mạch.
14. Chống lão hóa, làm đẹp da
Uống 30 – 40ml nước nấu trái nhàu khô hàng ngày có thể chống lại quá trình lão hóa và giữ cho làn da đẹp, mịn màng và tươi trẻ hơn. Ngoài ra, quả nhàu khô còn có thể được nghiền thành bột mịn để làm mặt nạ chăm sóc da mặt.
Trinh nữ
Cây trinh nữ hay còn được gọi là cây xấu hổ, mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo. Cây trinh nữ có tên khoa học là Mimosa pudica L., sống ít năm và thuộc họ Đậu.
Đặc trưng của cây trinh nữ là các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm vào hoặc bị rung lắc bởi vậy chúng có tên là cây trinh nữ, cây xấu hổ. Chúng làm vậy để tự bảo vệ khỏi tổn hại, rồi mở lại vài phút sau đó. Cây trinh nữ có kích thước nhỏ và mọc thành bụi lớn, chiều cao khoảng 30 – 40cm. Mùa hoa trinh nữ là từ tháng 6 – 8.
Loài cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng lại mọc dại ở nhiều vùng nhiệt đới. Có thể tìm thấy cây trinh nữ ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Jamaica. Cây trinh nữ phát triển chủ yếu ở những khu vực có bóng râm, yên tĩnh và ít người sinh sống, thường ở dưới gốc cây.
Ở Việt Nam, cây trinh nữ phân bố rải rác khắp nơi từ vùng đồng bằng đến khu vực núi cao dưới 1000m. Cây hay mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang. Loại cây này chịu được hạn và nắng nóng (nhiệt độ tới 38 độ C) ở khu vực miền Trung cát nóng.
Các bộ phận được sử dụng để làm thuốc của cây trinh nữ là rễ và cành lá. Có thể đào rễ cây quanh năm rồi thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Vào mùa hè, có thể thu hái cành lá và dùng tươi hoặc phơi khô. Dược liệu này có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn. Cây trinh nữ dùng làm thuốc có tác dụng giúp trấn tĩnh, an thần, kháng viêm, làm dịu cơn đau, hạ huyết áp, tiêu tích và lợi tiểu.
Chìa vôi
Người ta còn gọi chìa vôi với nhiều tên gọi khác như Bạch liễm, Bạch phấn đằng. Cây chìa vôi có tên khoa học: Cissus modeccoides Planch, thuộc họ Nho (Vitaceae).
Có khác nhiều loại cây Chìa vôi khác nhau, có thể kể đến Chìa vôi bốn cạnh, Chìa vôi bò, Chìa vôi Java… Loại chìa vôi có lá nguyên, hình tam giác và mọc so le nhau sẽ không có công dụng chữa bệnh.
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Chi Cissus L. tập trung ở vùng nhiệt đới. Ở châu Á, có thể bắt gặp cây chìa vôi ở một số tỉnh Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một số quốc gia khác. Có 14 loài chìa vôi ở Việt Nam. Trong đó, 8 loài chìa vôi được sử dụng làm thuốc, các loài này phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và trung du, ít thấy ở vùng núi. Cây chìa vôi thường mọc lẫn trong các bụi, gò đống quanh làng ở khu vực đồng bằng. Ở khu vực trung du và đồi núi thấp, chìa vôi mọc ở ven các đồi cây bụi, bờ mương гẫу.
Cây chìa vôi thuộc loại dây leo ưa sáng và chịu được hạn. Cây có khả năng như vậy bởi vì toàn cây mọng nước, có lớp phấn trắng toàn thân cây, nhiều rễ củ của cây cũng nằm sâu dưới lòng đất. Chìa vôi ra hoa quả hàng năm, cây ra hoa tháng 4 – 8 và có quả tháng 5 – 10.
Dược liệu này có thể được thu hoạch quanh năm, nhưng thời gian phù hợp nhất là khi vào hai mùa thu đông. Để làm thuốc, người dân thường lấy nguồn chìa vôi mọc hoang dại. Tuy vậy, người ta vẫn trồng cây chìa vôi nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
Mô tả toàn cây
Cây chìa vôi thuộc dạng dây leo, dài 2 – 4m hoặc hơn và không phân nhánh. Thân cây có màu xanh lục, có chút khía, thường pha màu hơi lơ nhạt hoặc màu tía, được phủ một lớp phấn trắng, có mặt cắt tròn, láng. Các tua cuốn đơn, phát triển đối diện với lá.
Rễ chìa vôi là rễ củ nhỏ, có hình dạng không cố định với lớp vỏ mỏng bên ngoài có màu nâu đất. Củ Chìa vôi có hình năm tròn, kích thước củ của cây lâu năm to tầm quả trứng gà, phần hai đầu của củ hơi nhọn. Bên trong củ là màu trắng nhưng phần ngoài lại có màu đen.
Lá chìa vôi là lá đơn, mọc cách. Phiến lá thường xuất hiện 3 dạng: thường phiến xẻ thùy chân vịt từ 3-5 thùy sâu hay cạn với phần cuối lá có hình trái tim hoặc thi thoảng là mang hình mũi giáo. Cụm hoa mọc thành ngù, sinh trưởng đối diện với lá và ngắn hơn lá. Cuống hoa có màu xanh dạng trụ nhẵn với chiều dài là 3 – 5 mm. Hoa chìa vôi có màu vàng nhạt, đều, lưỡng tính. Khá ít gặp quả chìa vôi, quả có hình nang tròn, có kích thước khoảng 5 – 6 mm, lúc chín sẽ có màu đen.
Bộ phận làm thuốc – Bào chế
Người ta có thể dùng tất cả các bộ phận của cây chìa vôi để làm dược liệu, từ lá, thân đến rễ củ (Radix Cissi) đều có thể dùng làm vị thuốc với các hình thức sơ chế khác nhau.
Sơ chế:
- Sau khi thu hái dây lá, người ta sẽ cắt ngắn chúng thành các đoạn dài 2 – 3 cm, và rửa sạch, sao nóng rồi phơi khô. Khi nào muốn dùng thì có thể đem ra tẩm với rượu và sao lại; cũng có cách khác là ngâm trực tiếp vào nước vo gạo.
- Còn với phần rễ củ thì sau khi đào phải rửa sạch cho trôi hết đất cát bám bên ngoài. Sau đó, đem củ cho vào trong nước ngâm qua đêm đến khi mềm rồi thái mỏng và phơi khô. Nếu muốn sử dụng thì đem ngâm trực tiếp với nước vo gạo trước khi dùng.
Bảo quản
Sau khi đã sơ chế xong dược liệu thì cần bảo quản ở trong túi ni lông kín và giữ ở những nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh những nơi ẩm thấp, bị chiếu ánh nắng trực tiếp và mối mọt.
Thành phần hóa học
Trong Chìa vôi có các thành phần hóa học chính như sau:
1. Ngọn và lá có:
- nước 91,3%
- glucid 5,4%
- protid 1,4%
- xơ 1,1%
- caroten 1,5 mg%
- vitamin C 45mg%
- tro 0,8%
2. Thân dây chìa vôi chứa
- hợp chất phenolic
- acid amin
- saponin
- acid hữu cơ
Tác dụng của chìa vôi trong y học hiện đại
1. Lá và ngọn: Các chất trong lá và ngọn chìa vôi giúp cung cấp dinh dưỡng cho xương khớp. Đồng thời, các chất này còn hỗ trợ làm giảm đau nhức xương khớp, ví dụ như đau lưng, viêm khớp,…
2. Thân cây: Những chất có ở thân chìa vôi có khả năng giãn nở mạch máu và hạ huyết áp. Do đó, người ta thường sử dụng chìa vôi như chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên cho những bệnh nhân bị các bệnh về xương khớp.
Khi kết hợp cùng với một số dược liệu khác, chìa vôi có khả năng giúp lợi tiểu, chữa sỏi thận đối với bệnh nhân có sỏi nhỏ đường kính không quá 0,5 cm). Trong thực nghiệm trên chuột, người ta phát hiện ra rằng đối với chuột bị trúng độc rắn hổ mang, chìa vôi có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống của chuột và kéo dài thời gian cầm cự của chúng.
Tác dụng của chìa vôi trong y học cổ truyền
Tính vị: chìa vôi có vị đắng nhẹ, chua, hơi the, tính mát.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chữa sưng tấy, đau lưng, đau xương, tê mỏi, đau đầu, ung nhọt, bỏng.
- Dùng lá Chìa vôi có thể giúp tiêu sưng, nhọt độc vì vậy hay được sử dụng để chữa ung nhọt, chai chân, lở ngứa.
- Phần củ chìa vôi có công dụng tán huyết ứ, thông kinh mạch, loại bỏ độc tố, lợi tiểu, trừ tê thấp. Người ta thường dùng củ chìa vôi tương tự như dùng phần lá và phần thân.
Cách dùng và liều dùng
1. Cách dùng
Cách và lượng sử dụng chìa vôi phụ thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc khác nhau. Thông thường, người ta có thể lấy chìa vôi để sắc nước thuốc uống hoặc giã nát chìa vôi tươi và đắp tại chỗ.
2. Liều dùng
- Đun nước uống thì giới hạn trong 6 – 20g.
- Nếu dùng chìa vôi để đắp bên ngoài thì không hạn chế liều lượng.
Bình vôi
Đặc điểm của cây bình vôi
Cây bình vôi là một loại cây dây leo, lá mang màu xanh và thân leo khá cao. Thông thường, chiều cao của thân cây là 6m. Thân cây bình vôi nhẵn và hay xoắn vào nhau một chút, lá cây thì mọc xen kẽ. Hoa sẽ mọc ở những vị trí không có lá hoặc chỗ lá bị rụng.
Quả hạch của cây bình vôi có dạng cầu dẹt với vỏ ngoài hơi ngả đỏ. Bộ phận chủ yếu được dùng để điều chế thành vị thuốc đông y chính là phần củ xuất hiện ngay cạnh rễ. Cây bình vôi có đặc điểm là ưa thích ánh sáng. Bởi vì cây có đặc tính ưa sáng này nên người ta có thể dựa vào đó để tìm kiếm cây bình vôi. Người dân thường tìm kiếm và khai thác loại củ này ở các khu rừng núi đá vôi tại các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và một số tỉnh khu vực phía Tây Bắc khác.
Rễ củ bình vôi có chứa gì?
Rễ cây bình vôi có chứa thành phần là alkaloid. Bởi vì ở Việt Nam có nhiều loại cây bình vôi khác nhau nên thành phần của alkaloid trong các giống bình vôi cũng khá đa dạng. Alkaloid có thể chứa một số thành phần ví dụ như L – tetrahydropalmatin, cepha lanolin, cephradine…
Các phân tích nghiên cứu cho thấy rằng L – tetrahydropalmatin có tác dụng an thần, chống co giật, hạ sốt hoặc hạ huyết áp…
Củ bình vôi là vị thuốc đông y chủ trị mất ngủ và nhiều hội chứng khác
Theo y học cổ truyền phương Đông, củ bình vôi được sử dụng để giúp an thần bổ phế. Do vậy, dùng loại củ này sẽ giúp phòng ngừa một số bệnh liên quan đến thần kinh. Khi kết hợp linh hoạt một số dược liệu khác cùng với củ bình vôi thì có thể đem lại tác dụng trị mụn nhọt ngoài da. Tuy nhiên, cách dùng củ bình vôi để trị vết lở hay mụn nhọt thì chỉ nên dùng cho người lớn.
Bởi vì có khả năng điều trị chứng mất ngủ nên củ bình vôi đem lại khá nhiều lợi ích liên quan khác đối với cơ thể. Thật vậy, sử dụng củ bình vôi đúng cách cũng sẽ hạn chế và giảm thiểu nguy cơ bị các bệnh liên quan thần kinh như hồi hộp, lo âu, suy nhược thần kinh…
Bên cạnh đó, chất rotundin có trong củ bình vôi còn đem lại công dụng an thần. Bởi vậy, củ bình vôi cũng giúp ngăn ngừa các chứng bệnh tim mạch. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu đã chỉ ra, củ bình vôi có chứa một lượng nhỏ độc tố. Bởi vậy, không nên tự ý dùng củ bình vôi mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Cỏ xước
Đặc điểm của cỏ xước
Cỏ xước còn có nhiều tên gọi khác ví dụ như Ngưu tất Nam. Tên khoa học của cỏ xước là Radix Achyranthis asperae.
Cỏ xước là một loại cây thân thảo, mọc hoang dại, sống lâu năm, chiều cao tối đa có thể đạt tới gần 1m, quanh thân cây có một lớp lông mềm. Lá cỏ xước có hình trứng, mọc đối xứng nhau và phần mép lá thì lượn sóng. Cây cỏ xước có rất nhiều hoa, các hoa mọc thành bông ở phần ngọn và có chiều dài từ 20-30 cm.
Quả của cỏ xước là quả nang, quả nang là một túi với phần thành rất mỏng, có lá bắc nhọn như gai. Bởi vậy, khi chúng ta đụng phải thì các gia này rất dễ mắc vào quần áo. Hạt của cỏ xước có hình trứng, dài. Cả thân cây có thể được dùng làm thuốc nên người ta nhổ cả cây, đem về rửa sạch và thái thành từng khúc ngắn. Có thể dùng cỏ xước ở dạng tươi hoặc dạng phơi khô đều được.
Theo Đông y cỏ xước có vị chua, đắng, tính mát; vào hai kinh can và thận; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông khí huyết. Cỏ xước còn có khả năng chống viêm tốt ở cả giai đoạn mạn và cấp tính, tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt.
Thành phần hóa học của cây cỏ xước
Cỏ xước có chứa
- 81,9% nước
- 3,7% protid
- 9,2% glucid
- 2,9% xơ
- 2,3% tro
- 2,6% caroten
- 2,0% vitamin C
- acid oleanolic – sapogenin (trong rễ)
- hentriacontane và saponin 2% (trong hạt)
- acid oleanolic (trong hạt)
- saponin oligosaccharide (trong hạt)
- acid oleanolic 1,1% (trong hạt)
Công dụng của cây cỏ xước
Cây cỏ xước có thể được dùng để điều trị cảm mạo, sốt, sổ mũi, sốt rét, lỵ, viêm màng tai. Ngoài ra, những người bị quai bị, thấp khớp, viêm gan, huyết áp cao, phù thũng, tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt, sỏi thận cũng có thể sử dụng cỏ xước để hỗ trợ điều trị. Cỏ xước còn có lợi cho những bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, không có kinh, kinh nguyệt không đều, phụ nữ hậu sản chưa đẩy hết máu hôi ra ngoài. Ai bị ngã chấn thương gân cơ, xương khớp cũng dùng được cỏ xước. Không chỉ vậy, người ta còn phát hiện ra các công dụng khác của cỏ xước như làm giảm cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ điều trị chứng xơ vữa động mạch…
Tơm trơn
Giới thiệu về cây tơm trơn
Cây tơm trơn còn được người M’ Nông gọi với cái tên khác là cây Tom Trong Nenso. Cây tơm trơn có tên khoa học là Atao Nenso, là loại cây thân gỗ, dây leo, thuộc họ trúc đào.
Bộ phận chính được dùng để làm dược liệu của cây tơm trơn là phần thân cây và rễ. Dược liệu này có vị chát, tính bình, tác dụng chính là để điều trị bệnh gout, bổ thận, và giảm đau nhức xương khớp.
Đặc điểm của cây tơm trơn
Đây là một loại cây bụi nhỏ, chiều cao có thể đạt tới 1,5 mét. Khi khía vào thân cây tươi thì sẽ xuất hiện mủ trắng chảy ra ngoài. Bởi vậy, đối với thân cây khô, khi bẻ vỏ thân ra thì ta có thể thấy màng tơ mỏng màu trắng. Lá cây tơm trơn có chiều dài từ 5cm ~ 7cm, rộng 1,3cm ~ 1,8cm. Hình dạng của lá khá thuôn nhọn, có một lớp lông tơ mỏng, nếu bẻ lá thì sẽ thấy nhựa màu trắng; các lá cây mọc đối xứng nhau.
Các công dụng chính của cây tơm trơn
Người ta dùng dược liệu này trong một số thang thuốc dùng để bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, cây tơm trơn còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gút – đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Không chỉ vậy, nhờ có công dụng đào thải mỡ độc trong cơ thể nên vị thuốc này còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Cuối cùng, không thể không kể đến khả năng tăng cường chức năng hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon ngủ tốt.
Dây đòn kẻ cắp
Đặc điểm của cây dây đòn kẻ cắp
Dây đòn kẻ cắp còn được gọi với nhiều cái tên khác như là dây đòn gánh, dây gân, dây xà phòng,… Dây đòn kẻ cắp có tên khoa học là Gouania javanica Miq., thuộc họ Táo ta – Rhamnaceae. Đây là một loại cây dây leo hay cây bụi mọc trườn. Các nhánh của cây có cạnh, và có lông hoe, phần lá thì mỏng, nhám, có gốc lá tròn, mép lá có răng. Quả của dây đòn gánh có 3 cánh, tạo ra 3 quả cánh 1 hạt, rộng 1cm; hạt cỡ 3mm, có màu nâu bóng..
Bộ phận chính dùng để làm dược liệu của cây dây đòn gánh là phần dây. Cây phân bố chủ yếu ở Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam, dây đòn kẻ cắp mọc ở các bìa rừng ở các tỉnh từ Quảng Trị, qua Kontum, Đắk Lắk cho đến tận An Giang.
Tính vị, tác dụng của dây đòn kẻ cắp
Lá của dây đòn gánh đắng do có alkaloid, cả vỏ và lá cây đều có chứa saponin. Dây lá mang vị chua, se, tính mát; có công dụng thanh nhiệt giải độc, thư cân hoạt lạc. Có thể dùng dây giã nhỏ, thêm chút rượu rồi xoa bóp ở những chỗ sưng tấy, đau nhức do bị đánh hay ngã. Dược liệu này còn có thể được dùng để chữa bỏng.
Cốt toái bổ
Đặc điểm của cốt toái bổ
Cốt toái bổ còn có rất nhiều tên gọi khác như Tổ rồng, Hầu khương, Tắc kè đá, Thân khương, Tổ phượng, Hộc quyết, Thu mùn… Tên khoa học của loại cây này là Drynaria fortunei, thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
Ở Việt Nam, cốt toái bổ tập trung sinh sống ở các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc. Khó tìm thấy cây này hơn ở các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An trở vào.
Cốt toái bổ cao khoảng 20–40cm, là cây sống lâu năm, sống riêng ở trên các hốc đá. Loại cây này phát triển tốt trên những đám rêu hoặc trên các thân cây lớn như cây đa, cây si lớn. Thân rễ của cốt toái bổ mọc lan, dày và dẹt, với một lớp lông dạng vảy có màu nâu nhạt phủ kín, vảy có hình ngọn giáo hẹp.
Cốt toái bổ có 2 loại là sinh sản và không sinh sản. Túi bào tử của cây có hình tròn, xếp thành từng hàng đều đặn giữa các gân lá dưới, không có áo túi. Bào tử có kích thước nhỏ, dạng trái xoan, màu vàng nhạt. Mùa sinh trưởng của cây cốt toái bổ là vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.
Số lượng của cây cốt toái bổ trong tự nhiên thì hạn chế mà còn bị khai thác triệt để. Bởi vậy, nguồn cung cấp dược liệu này dần cạn kiệt và cốt toái bổ đã có mặt trong Sách Đỏ Việt Nam, cần được lưu ý bảo tồn.
Bộ phận dùng làm dược liệu của cốt toái bổ
Người ta thường khai thác và phơi khô phần thân và rễ của cây cốt toái bổ để dùng trong nhiều bài thuốc Nam. Lấy phần thân rễ già, bỏ hết rễ con và phần lá, rửa sạch đất rồi đem cắt đoạn và đem đi phơi hoặc sấy khô. Có thể đun chín phần rễ rửa sạch thái trước rồi mới đem đi phơi hoặc sấy khô để bảo quản thuận tiện hơn.
Để loại bỏ hết phần lông bao phủ bên ngoài thân rễ thì có thể đốt hết lông nhỏ. Phần bên ngoài của dược liệu màu nâu đỏ hoặc nâu đen với nhiều nếp nhăn dọc thân. Đôi khi, có thể quan sát thấy mặt ngoài sần sùi hay có mấu.
Thành phần hóa học của cốt toái bổ
Trong thân rễ của cốt toái bổ chủ yếu chứa hesperidin (CA., 1970, 73, 11382j) và 25% đến 34,89% tinh bột. Qua các nghiên cứu mới, có thể tìm ra được hơn 369 hợp chất có trong cốt toái bổ với dưới 50 hợp chất khi không phân tách. Trong đó, phải kể đến một số chất chống oxy hóa nổi bật, ví dụ như Flavonoid, proanthocyanidin, triterpenoids, axit phenolic và lignans.
Tác dụng dược lý
1. Ngăn ngừa loãng xương
Người ta đã thực hiện một vài thí nghiệm trên chuột đối với những con chuột đã bị cắt bỏ buồng trứng (OVX). Nghiên cứu này đã ứng dụng tác dụng của một polysacarit đồng nhất (DFPW) đã phân lập và tinh chế từ thân rễ cốt toái bổ sấy khô đối với xương của những con chuột. Có thể kết luận rằng sử dụng uống DFPW mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả trong điều trị loãng xương sau mãn kinh ở chuột, có thể được so với hoạt chất Raloxifene.
Do DFPW giúp cân bằng giữa quá trình tạo xương và tái hấp thu xương nên có thể giúp giảm bớt tình trạng mất xương ở chuột bị OVX. Điều này có nghĩa là DFPW có thể ngăn ngừa chứng loãng xương.
2. Diệt vi khuẩn đường miệng
Thử nghiệm cho ra kết luận rằng kết hợp Cloroform có trong cốt toái bổ cùng với ampicillin hoặc gentamicin tiêu diệt 100% hầu hết các vi khuẩn trong 3 – 4 giờ. Bởi vậy, cloroform có khả năng kháng khuẩn và hiệp đồng không kém gì kháng sinh đường miệng.
Công dụng và liều dùng
1. Theo Đông Y
Cốt toái bổ có khả năng hoạt huyết, hóa ứ, cường kiện gân xương, bổ thận, giảm đau, cầm máu, chống viêm nhiễm, khu phong thấp. Người ta thường dùng cốt toái bổ cho các trường hợp chấn thương do té ngã, ù tai, đau nhức lưng, thận hư yếu, đau răng, đau lưng mỏi gối. Ngoài ra, có thể dùng dược liệu này để điều trị chảy máu chân răng, tiêu chảy kéo dài, khớp sưng đau tê liệt, bong gân…
Có thể dùng vị thuốc này ở dạng uống hay đắp ngoài đều được. Mỗi ngày chỉ dùng từ 6 – 12 gam. Không hạn chế liều lượng đối với cách đắp ngoài da.
2. Theo Tây y
Thực nghiệm đối với chuột lang cho thấy rằng sử dụng cốt toái bổ có thể đem lại tác dụng giảm độc tính của Kanamycin đối với tai trong. Tuy nhiên, nếu dừng sử dụng thì tình trạng tai điếc vẫn tiếp diễn. Người ta cũng ghi nhận công dụng giảm đau, an thần của cốt toái bổ.
Cốt toái bổ còn có khả năng giảm nồng độ lipid trong máu, từ đó, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch. Dược liệu này cũng tốt cho xương bởi Drynaria fortunei có trong đó giúp tăng nồng độ canxi trong xương và máu. Ngoài ra, thành phần này còn nâng cao lượng phosphate trong cơ thể.
Thiên niên kiện
Đặc điểm của cây thiên niên kiện
Cây thiên niên kiện được gọi với một số tên gọi khác như sơn thục, cây bao kim hay ráy hương, thuộc họ Ráy. Đây là dược liệu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm.
Thiên niên kiện là thực vật sống lâu năm, thân cỏ với thân rễ mập, bò dài, mang mùi thơm. Lá cây thiên niên kiện có hình trái tim với mặt lá sáng bóng, dài khoảng 20-30cm. Hoa mọc thành từng cụm, có màu xanh, với chiều dài chừng 5cm. Quả của cây này có hình dạng thuôn dài, chứa nhiều hạt. Mùa ra hoa của thiên niên kiện là tháng 4 đến tháng 6 và quả sẽ chín sau 4 đến 5 tháng.
Thiên niên kiện ưa khu vực có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mọc dại hoang ở khắp nơi. Đặc biệt, loại cây này sinh trưởng rất nhiều ở các nơi trũng ẩm ướt, ven các khe suối, kênh, rạch và sườn đồi thấp.
Thân rễ của cây này có chứa chừng 1% thành phần là tinh dầu. Tinh dầu của thiên niên kiện được sử dụng phổ biến trong Đông y. Tinh dầu này có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Một số thành phần hóa học như có trong dược liệu này như:
- 40% l-linalol
- ít terpineol
- gần 2% este tính theo linalyl acetat
- sabinen
- limonen
- a-terpinen
- acetaldehyt
- aldehyd propionic
Tác dụng của thiên niên kiện
Trong y học cổ truyền, thiên niên kiện đem lại rất nhiều công dụng hữu hiệu. Dược liệu này được dùng để giúp điều trị phong tê thấp, đau mỏi vai gáy, đau xương khớp, tê bì chân tay hoặc co quắp, tê bại, nhất là ở người lớn tuổi.
Những người bị thoái hóa xương khớp, gai đốt sống, vôi hóa đốt sống cũng có thể dùng thiên niên kiện. Không chỉ tốt cho xương khớp, thiên niên kiện còn giúp trị đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng kinh.
Cây cẩu tích
Đặc điểm của cây cẩu tích
Cây cẩu tích có nhiều tên gọi khác như cây Cu li, Kim mao cẩu tích, Cù liền,… Cây này có tên dược học là Rhizoma Cibotii Barometz và tên khoa học là Cibotium barometz.
Cẩu tích thuộc loài dương xỉ, phân bố khá rộng rãi, có mặt ở thung lũng, bìa rừng, ven bờ suối ở vùng đất thấp, tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Cây cẩu tích thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ấm áp và ẩm ướt. Cây phát triển mạnh ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 20 đến 23°C, lượng mưa vào khoảng 1800 – 2600 mm hàng năm. Loại cây này rất ưa đất axit và axit ferralitic màu nâu đỏ nhưng vẫn chịu được loại đất hơi có tính kiềm.
Cẩu tích là một loại quyết thực vật hay dương xỉ. Đây là loại cây có phần thân rễ mọc đứng, thường thấp, to, với một lớp lông mềm màu vàng nâu bao phủ phía bên ngoài. Cây có thể lớn và đạt tới độ cao 1-3 m với phần thân to, mập, mọc thẳng. Trong khi đó, cây phát triển các sợi lông dài, dày, cứng để bao phủ quanh các ngọn non và gốc.
Các lá của cẩu tích dài 1-2m, uốn thành chùm ở đỉnh của thân cây, phần mặt dưới có nếp gấp trong khi mặt trên có màu xanh đậm hơn. Phần gốc của cuống lá hình thành nhiều sợi lông dài từ 1–1,5 cm còn phần trên cuống và các mấu thì có các sợi lông nhỏ. Bào tử của cẩu tích có màu vàng nhạt và vân hình xích đạo.
Bộ phận được sử dụng của cây cẩu tích
Người ta thường thu hái và sử dụng phần lông của cây cẩu tích để làm vị thuốc gọi là lông cu li hay kim mao cẩu tích. Thời điểm thu hái dược liệu này là vào mùa đông hay mùa hạ.
Bộ phận khác dùng làm dược liệu của cây này là những đoạn thân hay rễ nâu nhạt hoặc nâu hơi hồng. Những đoạn này dài từ 4–10cm với bề ngoài gồ ghề, lồi lõm. Xung quanh phần thân rễ thì có ít lông vàng nâu, cứng, có vị đắng ngọt.
Có thể đốt hoặc rang thân rễ của cẩu tích cùng cát nóng để loại bỏ lông nếu không sử dụng. Sau khi đốt cháy lông, cần ngâm thân rễ vào ngâm nước và rửa sạch, đồ kỹ cho mềm. Tiếp đó, thái mỏng thân rễ ra rồi phơi khô hay sấy để dễ dàng bảo quản. Do cẩu tích rất dễ bị mốc nên cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học
Các sản phẩm chế biến Cibotium barometz (sấy, cắt, rang, luộc, vân vân) có chứa
- các hợp chất phenolic
- dầu dễ bay hơi
- sterol
- saccharide
- glucoside
- axit amin
- nguyên tố vi lượng (Sắt, Canxi, Kẽm, Magie, Nitơ, Mangan, Đồng)
- phospholipid
Thân và rễ của cẩu tích có tới 1/3 là tinh bột và aspidinol, phần lông vàng nâu ở thân rễ có vị đắng ngọt vì chứa tanin.
Công dụng của cây cẩu tích
1. Hoạt tính chống oxy hóa
Hoạt tính chống oxy hóa ở những sản phẩm dạng nướng của C. barometz mạnh hơn so với nguyên liệu thô. Trong đó, tổng hàm lượng phenolic là 50,88 mg CAE (tương đương axit axetic)/g và hàm lượng axit axetic (hợp chất góp phần chính) là 1,82mg/g. Thân rễ có chứa 3 hợp chất là 1- O -caffeoyl- d -glucopyranose, 3- O -caffeoyl- d -glucopyranose hợp chất 3 và cibotium bacoside A. Những hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa DPPH đáng kể, và 1- O -caffeoyl- d -glucopyranose hoạt động giống với vitamin C.
2. Chống vi rút
Người ta tìm thấy sáu chất chiết xuất từ thảo dược có khả năng ức chế mạnh mẽ coronavirus – liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV). Trong đó, có thể kể đến hai chiết xuất từ thân rễ C. barometz (được chỉ định là CBE và CBM).
3. Đặc tính chống ung thư tiền liệt tuyến
Các chiết xuất từ Cibotium barometz có tác động nội tiết tố đối với các tế bào ung thư tuyến tiền liệt LNCaP và PC-3. Hai dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt có đặc điểm để có thể phân biệt giữa các hoạt động androgenic hoặc kháng androgen tiềm năng cũng như tác động lên thụ thể estrogen hoặc glucocorticoid.
4. Đặc tính bảo vệ gan
Theo một nghiên cứu mới đây đối với chuột, trong cẩu tích có chứa Onychia, có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan. Chất này giúp gan khỏi bị tổn thương bởi lipid peroxide gây ra. Onychia làm giảm mức độ lipid peroxide malondialdehyde trong gan.
5. Trong y học cổ truyền
Từ lâu nay người ta đã dùng cây cẩu tích để làm chất chống viêm và giảm đau. Người ta sử dụng thân rễ và rễ để làm dược liệu, kể cả dùng làm chất đông máu, điều trị lở loét, thấp khớp, thương hàn và ho.
Người ở bán đảo Malaysia hay Trung Quốc còn dùng lớp lông vàng bao phủ thân rễ của cẩu tích để làm thuốc đắp cầm máu cho các vết thương và vết cắt ở chi. Ở Việt Nam, những người bị phong thấp, đau lưng, đau thần kinh tọa có thể dùng thân rễ cẩu tích để chữa bệnh.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, thân rễ cẩu tích được sử dụng để bổ dương. Ví dụ như dùng làm thuốc chống đau, cường kiện xương và cơ bắp, bổ can thận và cơ quan sinh dục nam. Rễ cẩu tích còn được sử dụng để điều trị chứng đau thắt lưng, tê thấp, liệt nửa người, di tinh và u.
Ở Philippines, người ta còn chế thuốc bôi ngoài vết thương, vết loét và đắp cầm máu từ rễ cẩu tích. Không chỉ vậy, dược liệu này còn có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bịloãng xương, bệnh bạch đới, đái buốt và đái nhiều. Cẩu tích còn có mặt trong 30 thành phần của viên thuốc thảo mộc Trung Quốc. Viên thuốc này được dùng để xoa bóp, kéo giãn chân và tập thể dục – chữa hoại tử chỏm xương đùi.
6. Cách sử dụng khác
Không chỉ được dùng làm dược liệu, người dân ở Đông Nam Á còn dùng nó làm thực phẩm và chất xơ. Họ có thể thu phần lông bao phủ thân rễ để nhồi đệm hoặc làm vật liệu đóng gói. Người ta cũng dùng cây dương xỉ trong làm vườn như làm cây cảnh hay làm vật liệu nền cho hoa lan. Nói chung, hầu hết các loại dương xỉ đều có giá trị trang trí. Ở Trung Quốc, người ta chế ra dung dịch pha loãng từ các bộ phận của cây và dùng để kiểm soát rệp, nhện.
Thuốc đau xương khớp gia truyền Tây Bắc
Tóm lại, như đã đề cập ở trên, thuốc đau xương khớp gia truyền Tây Bắc là sự tổng hòa của các vị dược liệu nêu trên và được cân đo cẩn thận. Bởi vậy, đây là bài thuốc đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị đau nhức xương khớp, gout, đau lưng, đau gối, đau vai gáy, đau đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm.
Cách dùng: Nấu 200g thuốc với 1 lít nước và uống trong ngày. Tuy nhiên, bởi loại thuốc nào cũng sẽ có tác dụng phụ và những điều cần lưu ý nên cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng để đem lại hiệu quả và an toàn nhất.