Lợi ích của thịt vịt và một số lưu ý

Lợi ích của thịt vịt và một số lưu ý

Mục lục

5/5 - (2 bình chọn)

Theo nhiều nghiên cứu, thịt vịt có chứa hàm lượng chất béo khá cao nhưng đồng thời lại cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chất béo có trong thịt vịt phần lớn là các loại chất béo lành mạnh và cũng là nguồn đạm tuyệt vời. Vậy cụ thể thì thịt vịt có lợi ích gì đối với sức khỏe?

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Để hiểu được những lợi ích của thịt vịt và ăn thịt vịt liệu có gây béo không thì bạn cần biết giá trị dinh dưỡng của chúng. Theo phân tích thành phần, cứ 100 gam thịt vịt thì chứa các thành phần dinh dưỡng sau đây:

Calo / chất dinh dưỡng đa lượng Hàm lượng
Calo 337 kcal
Carbohydrate 0g
Chất béo
– Chất béo bão hòa
28.4g
– 9.7g
Omega – 3 290mg
Omega – 6 3360mg
Protein (chất đạm) 19g

Bên cạnh đó, thịt vịt cũng cung cấp nguồn vitamin tương đối phong phú như sau:

Vitamin % RDI
Vitamin B3 24%
Vitamin B2 16%
Vitamin B1 12%
Vitamin B5 11%
Vitamin B6 9%
Vitamin K 6%
Vitamin B12 5%
Vitamin A 4%
Vitamin E 4%
Vitamin B9 1%

Các khoáng chất thiết yếu trong thịt vịt cũng rất đa dạng và phong phú, trong đó:

Khoáng chất % RDI
Selen 29%
Phốt pho 16%
Sắt 15%
Kẽm 12%
Đồng 11%
Kali 6%
Magiê 4%
Natri 2%
Canxi 1%
Mangan 1%

*Chú thích: RDI là khẩu phần ăn hàng ngày

Khi nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rằng thịt vịt là một loại thịt giàu chất béo, cung cấp lượng chất đạm tương đối và có chứa nhiều loại vitamin, trong đó đa dạng và nhiều nhất là vitamin B, cũng như các chất khoáng như selen, phốt pho, sắt…. Nói chung, thịt vịt là loại thực phẩm khá bổ dưỡng.

Ăn thịt vịt có béo không?

Thịt vịt có hàm lượng chất béo tương đối cao, thường nằm ở giữa lớp da và thịt. Tuy vậy, đó là loại chất béo không bão hòa (khác với chất béo bão hòa trong động vật). Các chuyên giá đánh giá rằng loại chất béo này khá lành mạnh, không gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nhiều phương pháp để loại bớt phần mỡ này trong quá trình chế biến. Lượng chất béo trong vịt sẽ giảm đi đáng kể tùy thuộc theo vịt được nấu chín kỹ hay không. Nếu không thì bạn có thể bỏ đi lớp da bên ngoài khi nấu hoặc ăn.

Trên thực tế, có một số phần thịt ví dụ như ức vịt chứa rất ít chất béo thấp (trong 85g thịt chỉ chứa 2g chất béo và trong đó 0.5g là chất béo bão hòa). Tỉ lệ chất béo này thấp hơn so với trong ức gà (cứ 3g chất béo trong ức gà thì có 1g là chất béo bão hòa).

So với phần ức vịt thì chân và vịt có tổng hàm lượng chất béo cao hơn (trung bình khoảng 5g chất béo trong 85g thịt. Tuy nhiên, khi so sánh với đùi gà không da, chân vịt vẫn chứa ít chất béo hơn.

Tóm lại, có thể thấy rằng chất béo mà thịt vịt cung cấp là nguồn chất béo lành mạnh. Vì vậy, ăn thịt vịt ít gây nguy cơ béo phì. Thế nên nhiều người cũng lựa chọn loại thực phẩm này trong các chế độ ăn kiêng – giảm mỡ.

Thịt vịt có chất béo lành mạnh nên không gây béo

Ăn thịt vịt có tác dụng gì? Các lợi ích đối với sức khỏe của thịt vịt

Bởi là một loại thực phẩm chứa nhiều và đa dạng các loại chất dinh dưỡng nên thịt vịt có thể đem lại nhiều lợi ích đặc biệt cho sức khỏe trong khi nhiều loại thịt khác thì không. Cụ thể như:

Da vịt là nguồn cung cấp Glycine tuyệt vời

Glycine là một loại axit amin có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Glycine được biết đến với nhiều công dụng như làm lành vết thương, thúc đẩy một giấc ngủ ngon… Cứ 100g thịt vịt (tính cả da) có thể cung cấp tầm 1614mg Glycine.

Da vịt chứa một lượng Glycine có vai trò quan trọng với cơ thể

Nguồn protein tốt cho chế độ ăn uống

Cứ 100g thịt vịt (tính cả phần da vịt) mang lại khoảng 19g chất đạm. Đặc biệt, nếu không tính phần da mà chỉ tính phần thịt vịt, lượng đạm mà thịt vịt cung cấp nhiều hơn đáng kể, lên tới 23.5g protein / 100g thịt vịt.

Protein là một nhóm các chất dinh dưỡng cần thiết với cơ thể bởi vì chúng có vai trò:

  • Xây dựng và sửa chữa các tế bào trong cơ thể.
  • Tạo cơ bắp, duy trì lượng thịt nạc cho cơ thể.
  • Nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Cung cấp dưỡng chất quan trọng cho da, tóc và móng.
  • Một số protein hoạt động như enzyme với nhiều xúc tác khác.

Thịt vịt giàu Selen

Chất khoáng chính có trong thịt vịt là Selen. Đây là chất khoáng đóng vai trò then chốt trong việc chống lại quá trình oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích trong phản ứng với các loại viêm và miễn dịch. Hơn nữa, cung cấp một lượng Selen thích hợp hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe tuyến giáp.

Đáng chú ý, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ Selen trong máu của phụ nữ cao tuổi càng thấp thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm tiếp theo càng cao.

Thịt vịt có hàm lượng Selen cao

Thịt vịt cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhóm B

Trong thịt vịt có chứa rất nhiều loại vitamin nhóm B, nhất là vitamin B3 (niacin). Nhóm vitamin này rất quan trọng đối với cơ thể bởi các chức năng như:

  • Biến đổi các dạng thức ăn, uống thành năng lượng cho cơ thể.
  • Đóng vai trò trong chức năng nhận thức của não bộ.
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ cơ và thần kinh.
  • Có tác dụng sản xuất các loại hoóc môn giúp điều hòa cơ thể.
  • Có vai trò nhất định trong hệ miễn dịch.
  • Giúp tạo DNA và tế bào hồng cầu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.

Giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Rất nhiều người biết rằng cá và các loại hải sản có chứa nguồn cung cấp axit béo omega–3 hàng đầu. Tuy nhiên, ít người biết rằng thịt vịt cũng là nguồn cung dồi dào các loại axit có lợi cho tim mạch. Ăn thịt vịt có thể giúp giảm các nguy cơ mắc tim mạch một cách hiệu quả.

Thịt vịt giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bảo vệ sức khỏe xương

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ đạm động vật, kể cả ăn thịt vịt, có thể giúp cải thiện mật độ và độ chắc khỏe của xương.

Một số điều cần lưu ý

Có thể thấy, ăn thịt vịt đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bởi chất béo trong thịt vịt phần lớn là chất béo lành mạnh nên người ăn ít bị nổi mụn hay béo. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý chọn mua thịt vịt sạch sẽ – an toàn ở các cửa hàng thực phẩm để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm liên quan đến thịt vịt.

Có lẽ với những lợi ích kể trên chắc hẳn nhiều người cảm thấy hứng thú hơn với thịt vịt rồi nhỉ. Nhưng bạn cần lưu ý những điều sau để tránh một số tác động tiêu cực khác, bạn nên lưu ý một số điều như:

  • Bạn cần cân nhắc lượng calo cao từ mỡ vịt nếu bạn định nấu thịt vịt. Bởi nếu bạn ăn mà không kiểm soát thì có thể dễ gây tăng cân.
  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy nếu mỡ vịt được nấu chín thì sẽ dễ bị oxy hóa lipid hơn các loại dầu và mỡ khác trong quá trình bảo quản. Chất béo trong thực phẩm bị oxy hóa sẽ làm thực phẩm dễ dàng bị biến chất nếu không được sử dụng.
  • Cho tới bây giờ, vẫn chưa có trường hợp dị ứng hay không dung nạp thịt vịt được ghi nhận. Thông thường, những người bị dị ứng với thịt vịt đều có khả năng dị ứng với các loại thịt khác.
  • USDA khuyến nghị rằng, như bất kì loại gia cầm nào khác, các bạn nên nấu thịt vịt ở nhiệt độ 74 độ C.


0916526868
chat-active-icon