Những tác dụng chữa bệnh thần kì của cá trê

Những tác dụng chữa bệnh thần kì của cá trê

5/5 - (1 bình chọn)

Cá trê không chỉ là loại thực phẩm cực kì giàu chất dinh dưỡng mà còn có thể được chế biến thành nhiều món ăn – bài thuốc có khả năng chữa bệnh cực tốt.

Những tác dụng chữa bệnh thần kì của cá trê

Cá trê là một loại cá nước ngọt, sinh sống tập trung ở các khu vực ao, hồ, ruộng đồng có nhiều bùn. Thời gian sinh sản của cá trê kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, cao điểm là vào tháng 5 – 7. Bên cạnh việc có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, cá trê còn giúp chữa bệnh rất hiệu quả.

Trong 100g thịt cá trê tươi có chứa 16,5% đạm, 11,9% chất béo, 20mg Ca, 21mg P, 1mg Fe, 100mcg vitamin B1, 93mcg vitamin A, và cung cấp 173 kcal. Theo Đông y, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, giúp bồi bổ khí huyết, giảm đau, giúp tăng lượng sữa mẹ, lợi tiểu,…

Một số món ăn – bài thuốc từ cá trê

Giải nhiệt, giải cảm: Làm sạch và cắt khúc (có thể để cả con) cá trê rồi ướp với nước riềng, nghệ, hạt nêm, nước mắm cho ngấm đều gia vị. Hành khô bóc vỏ, dập nhỏ rồi phi lên cho thơm, trút cá vào đảo sơ rồi thêm nước sôi cho ngập mặt cá. Đậy vung lại và om nhỏ lửa cho cá chín mềm rồi ăn khi còn nóng với cơm.

Cá trê nấu với đậu đen có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh.

Kiện tỳ, bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt: 250g cá trê, 150g đậu đen. Làm sạch, mổ bụng, bỏ ruột, mang và chặt cá trê thành các khúc vừa ăn. Rửa sạch đậu đen rồi đem đi chín rồi. Sau đó, bỏ cá trê vào nồi hầm chung với đậu đen. Đến khi cá chín mềm thì nêm nếm gia vị và ăn lúc còn nóng.

Hoặc: 3 lạng cá trê, 1 lạng ngải cứu, 12g hồng hoa, 120g bột đậu đen, và 6g trần bì. Làm sạch cá trê và cho vào nồi nấu cùng với bột đậu đen. Dùng túi vải mỏng bọc ngải cứu, hồng hoa và trần bì rồi cho vào nồi, thêm 600ml nước và đun nhỏ lửa. Đến khi các nguyên liệu trong túi vải nhừ thì lấy ra. Chia phần còn lại thành 3 phần để ăn trong ngày. Sử dụng bài này trong 10 – 15 ngày.

Mất ngủ, kém ăn, chân tay tê nhức: 4 lạng cá trê, 2 lạng đậu đen xanh lòng, 1 miếng trần bì bỏ xơ, 20g ý dĩ, 20g gạo nếp, đường, muối, hành khô, rau mùi, hạt tiêu mỗi thứ một chút rồi, tất cả đem xay nhuyễn nấu cháo.

Bổ huyết, nhuận phế, dưỡng da, đen tóc: 5 lạng cá trê, 3 lạng sườn lợn, 16g mạch môn đông, 12g sa sâm, 12g tỳ bà diệp, 12g đậu ván tươi, 8g hạnh nhân, 20g đảng sâm, 2 lát gừng tươi. Làm sạch và bỏ ruột cá, chặt sườn thành miếng vừa ăn, giã nhỏ gừng để ướp cá và sườn. Các nguyên liệu còn lại đem bỏ vào túi vải, buộc lại và sắc kĩ trong 1 lít nước. Sau 1h đun nhỏ lửa thì lấy túi ra rồi cho cá, sườn vào nấu tiếp trong 1h nữa. Cuối cùng bắc ra và ăn khi nóng. Món này nên ăn trong 7 – 10 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Thúc đẩy tạo sữa: 250g cá trê, 3 lát gừng, 2 quả trứng gà. Làm sạch, cắt khúc cá trê rồi rán với gừng cho thơm. Khi cá săn thì cho vào nồi, thêm đủ nước vào nấu sôi. Sau đó ninh lửa nhỏ trong 1h đến khi nước canh sánh lại thì đập trứng vào khuấy đều. Ăn liền món này 5 – 7 ngày vào buổi sáng.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Làm sạch 250g cá trê, luộc qua sau đó vớt ra để gỡ xương rồi đem thịt cá vào ninh cùng gạo đã vo sạch để nấu cháo. Nêm muối, mì chính cho vừa miệng. Người bị tiểu đường nên dùng món này thường xuyên trong các bữa cơm.



0916526868
chat-active-icon