Tam thất tươi: cách chế biến, sử dụng và công dụng

Tam thất tươi: cách chế biến, sử dụng và công dụng

Mục lục

5/5 - (2 bình chọn)

Cây tam thất thường được gọi với một số tên như tam thất, sâm tam thất. Ngoài ra, tam thất còn có một số tên gọi khác như thổ sâm, kim bất hoán, tam thất bắc. Tên khoa học của cây tam thất là Panax pseudo-ginseng Wall, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae).

Tổng quan

Tìm hiểu chung về tam thất

Cây tam thất là một loại cây thân thảo, sống lâu năm. Mỗi cây tam thất thường có từ 3 đến 6 lá mọc đối xứng nhau trên đỉnh thân. Các lá tam thất có hình lông chim với phần mép lá dạng răng cưa nhỏ. Tam thất chỉ có duy nhất một cụm hoa mọc đơn trên phần ngọn thân, cụm hoa có màu lục vàng nhạt. Quả tam thất là quả mọng, có hình cầu dẹt, lúc chín mang màu đỏ với phần hạt màu trắng. Mùa hoa tam thất là vào chừng tháng 5–7, tam thất ra quả vào khoảng tháng 8 –10.

Tam thất là loại thực vật đặc biệt thích khu vực có bóng râm và ưa ẩm mát, và loại cây này thường mọc ở vùng núi cao trên 1.500m. Vào mùa đông, dù nhiệt độ ở khu vực này rơi xuống dưới 0ºC nhưng phần thân rễ của cây vẫn sống được. Tại Việt Nam, người ta trồng loài cây này với số lượng ít ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu…

Bộ phận dùng

Người ta chủ yếu sử dụng phần rễ củ của cây tam thất, bộ phận này thường được thu hái từ trước khi cây ra hoa. Sau khi thu hoạch về, người ta thường sẽ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô sau đó phân riêng các bộ phận ra thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.

Chế biến tam thất tươi

Củ tam thất tươi có tới 70% là nước nên rất dễ bị thối. Nếu bạn chưa dùng củ tam thất tươi luôn thì hãy bọc chúng lại trong giấy báo sau đó bỏ vào túi nilon và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cần lưu ý không rửa trôi phần đất mà nên để nguyên lớp đất bám củ.

Nếu muốn dùng ngay, để làm sạch củ, hãy sử dụng vòi xịt rửa xe máy xịt mạnh vào củ, làm như vậy thì phần đất bám xung quanh củ sẽ bung ra. Tránh dùng bàn chải để cọ rửa trực tiếp bên ngoài củ vì làm thế sẽ khiến cho đất găm vào thân củ, khó rửa sạch.

Đem củ tam thất tươi đã được rửa sạch ra phơi ở chỗ thoáng mát một chút cho củ héo đi một phần. Tiếp đó, có thể dùng củ tam thật bằng cách ngâm cùng với mật ong, ngâm rượu, hoặc chế biến thành tam thất khô.

Tam thất tươi có thể được chế biến thành bột tam thất khô

Sử dụng tam thất tươi

Nếu các bạn đã rửa sạch và phơi héo một phần củ tam thất thì không nên bọc trong báo rồi bảo quản trong tủ mát. Bởi vì làm như vậy sẽ làm mất đi những dưỡng chất có trong củ hoặc sẽ chuyển hóa các dưỡng chất ấy thành các chất không tốt cho sức khỏe. Thay vì vậy, các bạn hãy làm theo các cách như sau.

1. Tam thất tươi ngâm mật ong ăn rất ngậy, thơm ngon

  • Cách 1: Thái củ tam thất tươi thành từng lát mỏng rồi cho vào một lọ thủy tinh sạch, ráo. Cho mật ong vào lọ sao cho phần mật ong tràn ngập tam thất. Tiếp đó, đậy kín nắp lọ là các bạn đã hoàn thành xong 1 lọ tam thất tươi ngâm mật ong vừa ngon vừa bổ, rất tốt cho sức khỏe rồi đó. Chú ý: nên phơi tam thất tươi thật héo để tránh khi ngâm tam thất tiết ra nhiều nước, gây vị chua.

Tam thất ngâm cùng mật ong rất dễ ăn, tốt cho sức khỏe

2. Tam thất dùng để ngâm rượu

  • Cách 2: Cho phần tam thất đã phơi héo vào bình ngâm rượu. Nên chọn loại rượu nếp, lên men từ loại men đảm bảo, không có các chất hóa học khác. Nên ngâm rượu với tỉ lệ là 3kg củ ngâm với 10 lít rượu 40 độ để đảm bảo cho ra rượu có hương vị thơm ngon nhất. Rượu tam thất có hương vị đậm đà, uống rất ngon và thơm hơn sâm nhiều.

3. Cắt lát thành từng miếng mỏng đêm phơi khô

  • Cách 3: Thái củ tam thất thành từng lát mỏng rồi mang đi phơi hoặc sấy khô. Các bạn cần lưu ý không nên sấy tam thất tươi ở nhiệt độ trên 60 độ vì nhiệt độ cao sẽ khiến các chất Saponin trong tam thất phân hủy, tác dụng của các hoạt chất có trong củ không còn nguyên vẹn.
  • Cách 4: Đem tam thất thái mỏng đi hầm gà hoặc nấu canh xương.

Thành phần hóa học có trong cây tam thất

Trong tam thất bắc có chứa nhiều các hoạt chất với thành phần chính là saponin (4,42–12%). Cụ thể, trong tam thất có ginsenoside Rg1, ginsenoside Rb1, ginsenoside Re, notoginsenoside R1.

Người ta cũng nghiên cứu và tìm thấy tinh dầu như α-guaien, β-guaien và octadecan có trong rễ cây tam thất. Bên cạnh đó, rễ tam thấy còn có chứa:

  • flavonoid
  • phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol)
  • polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A)
  • muối vô cơ

Tác dụng của cây tam thất

Người ta đã nghiên cứu và chứng minh được nhiều tác dụng dược lí tuyệt vời của rễ củ tam thất. Đầu tiên, rễ củ tam thất có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là u xơ tử cung. Bởi vì tam thất có khả năng tăng tính nhạy cảm của mô ung thư đối với những loại thuốc đặc hiệu nên người bệnh có thể giảm liều dùng thuốc tây, từ đó, hạn chế được các dụng phụ không mong muốn. Tuy vậy, chỉ nên dùng tam thất bắc như phương pháp điều trị bổ sung, không thay thế hoàn toàn được các loại thuốc điều trị.

Ngoài ra, tam thất bắc còn được biết đến với các lợi ích cho sức khỏe tim mạch, nhất là khả năng cải thiện tuần hoàn, thậm chí trong những mạch máu nhỏ. Tam thất có khả năng chống viêm mạch máu, hỗ trợ phân hủy các loại chất béo xấu, giúp tiêu trừ cục máu đông.

Hơn nữa, sử dụng tam thất còn giúp tế bào cơ tim tăng năng lượng, giảm thiểu các tổn thương đối với cơ tim, cải thiện lưu lượng máu và giãn mạch. Bởi vậy, những ai thường xuyên sử dụng bột hoặc củ tam thất có thể giảm tần suất cơn đau thắt ngực. Không những thế, các tình trạng như xơ vữa mạch vành cũng được hạn chế, huyết áp được giữ ở mức ổn định, nhờ đó các biến chứng nguy hiểm của cục máu đông cũng được ngăn chặn. Chính vì vậy, tam thất giúp là giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim.

Ngoài những công dụng trên, người ta còn sử dụng tam thất để bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa trầm cảm, nâng cao khả năng miễn dịch. Theo Đông y, công dụng của củ tam thất được đánh giá không thua kém gì so với nhân sâm. Trong điều trị nhãn khoa, người ta cũng dùng tam thất bởi dược liệu này có tác dụng tiêu máu tốt. Tam thất cũng được sử dụng để tăng ham muốn tình dục, tăng cường sức khỏe sinh lý.

Tam thất có khả năng chống trầm cảm

Theo y học cổ truyền, củ tam thất bắc mang vị đắng và ngọt, tính ôn. Tam thất có công dụng chủ yếu đối với gan và thận. Sử dụng tam thất có thể giúp máu lưu thông tốt, bổ huyết, cầm máu, tiêu trừ ứ huyết, giảm sưng, đau. Trong dân gian, người ta hay dùng tam thất để cầm máu khi bị chảy máu, đắp lên vết máu bầm để tiêu ứ hoặc dùng để giảm đau.

Các dạng dùng và liều dùng

Mỗi người bệnh sẽ có thể dùng tam thất với liều dùng khác nhau. Để xác định liều lượng tam thất thích hợp, các bác sĩ phải dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn cần phải thảo luận với thầy thuốc Đông y hoặc bác sĩ để được tư vấn kĩ lưỡng và cụ thể.

Người ta có thể sử dụng cây tam thất dưới nhiều dạng như thuốc bột, thuốc sắc, giã đắp hoặc rắc thuốc bột ngoài da, hãm chè, cao uống.

Liều dùng thông thường

Người bình thường nên dùng 4–6g tam thất một ngày dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Ngoài ra, nếu muốn cầm máu thì có thể dùng loại giã đắp hoặc rắc thuốc bột. Nếu có lá và thân cây tam thất thì cũng có thể tận dụng để hãm với nước uống như trà hoặc nấu cao.

Nếu bạn muốn tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng chống lão hóa thì tốt nhất nên uống tam thất vào buổi sáng. Cần lưu ý hạn chế uống tam thất vào buổi tối để tránh bị khó ngủ. Nếu muốn dược chất có trong tam thất được hấp thụ tốt nhất thì nên dùng khi bụng đói. Tuy nhiên, đối với những đối tượng có dạ dày yếu thì nên dùng tam thất sau khi ăn khoảng 30 phút để giảm nguy cơ bị kích ứng tiêu hóa.

Người có dạ dày yếu nên dùng tam thất sau khi ăn

Một số bài thuốc có cây tam thất

1. Chữa tình trạng ra máu nhiều sau khi sinh con (băng huyết):

Đem tán nhỏ tam thất khô rồi uống cùng với nước cơm, mỗi lần uống 8g tam thất.

2. Chữa chứng thiếu máu hoặc huyết hư và các vấn đề hậu sản:

Tán nhỏ tam thất khô rồi lấy 6g uống với nước hoặc đem nấu cùng với gà non để ăn.

3. Chữa các tình trạng chảy máu hoặc sưng u ở nội tạng, thiếu máu bởi bị mất nhiều nhiều hoặc số lượng hồng cầu sụt giảm:

Uống từ 6g đến 12g bột tam thất hàng ngày. Nếu đang bị chảy máu cấp tính thì uống gấp đôi lượng trên còn bị bệnh mạn tính thì uống lượng trên trong nhiều ngày.

4. Chữa chảy máu khi bị thương

Giã nhỏ lá tam thất, vừa uống vừa đắp bên ngoài vết thương.

5. Chữa chứng suy nhược cơ thể ở người lớn tuổi và phụ nữ sau sinh:

Tán nhỏ 12g tam thất, 40g sâm bố chính, 40g ích mẫu, 20g kê huyết đằng, 12g hương phụ. Mỗi ngày lấy 20g uống hoặc có thể sắc với liều lượng phù hợp.

6. Chữa viêm gan thể cấp tính nặng:

Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc gồm 12g tam thất, 40g nhân trần , 20g hoàng bá, 12g huyền sâm, 12g thiên môn, 12g bồ công anh, 12g mạch môn, 12g thạch hộc và 8g xương bồ.

7. Chữa tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu cấp tính:

Sắc uống mỗi ngày một thang gồm 4g tam thất, 16g lé tre, 16g cỏ nhọ nồi, 16g kim ngân, 12g sinh địa, 12g cam thảo đất, 12g mộc hương.

8. Chữa rong huyết do huyết ứ:

Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc bao gồm 4g tam thất, 12g ngải diệp, 12g ô tặc cốt, 12g long cốt, 12g mẫu lệ; 8g đương quy, 8g xuyên khung, 8g đan bì, 8g đan sâm; 4g mộc dược, 4g ngũ linh chi.

Lưu ý, thận trọng

Thận trọng khi dùng cây tam thất

Dù tam thất mang lại rất công dụng tốt cho sức khỏe nhưng một số đối tượng không nên sử dụng dược liệu này. Nếu người đang bị cảm nóng hoặc cảm mạo phong nhiệt mà dùng tam thất thì sẽ bị nóng thêm.

Do củ tam thất có thể tăng cường khả năng lưu thông máu trừ bỏ huyết ứ nên nếu phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt dùng tam thất thì dễ bị chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên, đối với người có kinh nguyệt không đều do ứ huyết thì có thể sử dụng tam thất để giúp điều hòa kinh nguyệt.

Cũng vì khả năng thúc đẩy tuần hoàn nên nếu phụ nữ có thai dùng tam thất thì có thể dễ gây động thai, sảy thay. Tuy nhiên, có thể dùng tam thất để bổ sung máu, cầm máu cho phụ nữ mới sinh mất nhiều máu. Hơn nữa, dùng tam thất cũng giúp cải thiện vóc dáng của phụ nữ sau sinh.

Chỉ dùng một lượng tam thất vừa phải chứ không nên lạm dụng

Thêm vào đó, ai bị dị ứng củ tam thất thì không nên tự ý sử dụng củ tam thất. Bên cạnh đó, chỉ nên dùng một lượng tam thất vừa phải để tăng cường sức khỏe chứ không nên lạm dụng. Nếu không, uống tam thất quá liều lượng có thể mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn.

Mức độ an toàn của dược liệu

Đối với những người có cơ địa quá nóng, nếu sử dụng tam thất bắc trong một thời gian dài thì có thể sẽ xuất hiện các phản ứng mẫn cảm, ví dụ như bị ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng… Vì thế, nên dùng liều lượng tam thất thích hợp với cơ địa của bản thân.

Tương tác có thể xảy ra với cây tam thất

Tam thất có thể xảy ra một số tương tác với các thực phẩm khác, gây giảm tác dụng của hoạt chất, dị ứng, và thậm chí là ngộ độc. Những thực phẩm đó gồm có đậu tằm, cá, hải sản, cá loại thực phẩm cay, lạnh và chua.

Để đảm bảo sử dụng tam thất an toàn và mang đến hiệu quả như mong muốn thì bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc thầy thuốc về liều lượng và cách dùng.

Các bạn có thể tìm mua tam thất tươi đảm bảo chất lượng tại cửa hàng của Vườn nhà mình TẠI ĐÂY.



0916526868
chat-active-icon