29 Th12 Tìm hiểu về ba kích và cách ngâm rượu ba kích
Mục lục
Ba kích là một trong những loại dược liệu quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong Đông y, người ta dùng dược liệu này trong rất nhiều bài thuốc khác nhau với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Nhận biết cây ba kích
Cây ba kích có tên khoa họ là Morinda officinalis How., thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Loại cây này mọc hoang tại một vài địa điểm ở khu vực rừng núi của các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên… Ngày nay, nhiều cơ sở đã trồng thành công loại dược liệu này để phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng trong nước.
Sau khi thu hoạch rễ cây ba kích về, người ta cần sơ chế qua bằng cách rửa sạch, phơi khô se. Kế đến, đập nhẹ nhàng cho rễ bẹp và tách bỏ phần lõi, rồi cắt thành các khúc dài từ 3 – 5 cm sau đó phơi hoặc sấy khô.
Ba kích được dùng từ khi nào?
- Ba kích còn có tên gọi khác là Cây ruột gà. Đây là loại thuốc nam đã được dùng từ xa xưa. Ngày trước, chỉ có vua, chúa, quý tộc và quan lại mới có cơ hội dùng rượu ngâm ba kích.
Các loại ba kích chính
- Trong tự nhiên, có hai loại ba kích chính thường thấy là ba kích tím và ba kích trắng.
- Xét về bề ngoài, ba kích tím và ba kích trắng trông không khác nhau mấy. Điểm khác biệt bên ngoài là nằm ở vỏ, trong khi vỏ ba kích tím có màu vàng sậm thì vỏ ba kích trắng lại mang màu vàng nhạt.
Ba kích Tươi
- có chất lượng tốt, rất tươi, ngon, an toàn, không chất phụ gia, chất bảo quản do vừa thu hoạch.
- có mùi vị hấp dẫn, gần như giữ được nguyên vẹn các dưỡng chất.
- có thể được sơ chế tùy thuộc sở thích của người dùng.
- quá trình vận chuyển khó khăn, nhất là vận chuyển đi xa.
- không bảo quản được lâu, để giữ ba kích tươi lâu thì phải cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- chưa được tách bỏ lõi.
Ba kích khô
- Dễ dàng vận chuyển và bảo quản được lâu
- Đã được tách bỏ lõi, tiện lợi hơn khi sử dụng.
- Có thể sẽ chứa chất bảo quản
- Có nguy cơ mua phải hàng Trung Quốc (khả năng rất cao, khoảng 80%)
- không giữ được nhiều dưỡng chất như ba kích tươi
- Hương vị kém thơm ngon so với ba kích tươi.
Cách phân biệt ba kích tím và ba kích trắng
Ba kích tím
- từ xa xưa, ba kích tím đã được dùng phổ biến vì rất có lợi cho sức khỏe
- ba kích tím không phải do củ có màu tím. Nguồn gốc của tên gọi ba kích tím và ba kích trắng là vì khi ngâm trong rượu, rượu ngâm loại ba kích nào ngả sang màu tím thì rượu đó ngâm loại ba kích tím.
Ba kích trắng
- Loại này ít được sử dụng hơn vì không tốt bằng ba kích tím.
- Cách phân biệt: vỏ ngoài của củ có màu vàng nhạt, phần ruột bên trong có màu trắng trong, không chứa sắc tím.
- Khi ngâm cùng với rượu: không khiến rượu chuyển sang màu tím (Đặc điểm nổi bật giúp phân biệt với ba kích tím)
Rễ ba kích
Rễ cây ba kích có chứa các thành phần như
- anthraglucosid: tectoquinon, rubiadin…
- các iridoid: asperulosid, monotropein, morindolid….
- Các β-sitosterol, oxositosterol…,
- các lacton
- các muối khoáng: Magie, Kali, Natri, Đồng, Sắt, Coban…
Các nghiên cứu và thử nghiệm đã cho thấy rễ ba kích có tác dụng kéo dài thời gian bơi của chuột. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống viêm, làm nâng cao hiệu lực của androgen trong hệ nội tiết. Ba kích sắc nước uống có thể làm tăng nhu động ruột, kiểm soát huyết áp.
Thêm vào đó, ba kích có công dụng dụng bổ thận tráng dương, tiêu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Bởi vậy, người ta dùng ba kích đối với các bệnh nhân bị phong tê thấp, chân tay nhức mỏi. Những người rối loạn nội tiết, sinh lí yếu, phụ nữ muộn sinh do tử cung bị hàn, hành kinh không đều, thường xuyên bị đau, lạnh vùng bụng dưới, khó thụ thai; đàn ông bị liệt dương, di tinh cũng nên sử dụng ba kích để cải thiện các tình trạng này.
Liều dùng, mỗi ngày, lấy 9 – 12g ba kích để sắc nước uống. Người hay bị tiêu chảy, đi phân sống, có kinh sớm, bị rong kinh, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng ba kích.
Rượu ba kích là gì?
Rượu ngâm ba kích là một loại rượu thuốc được ngâm củ ba kích rừng hoặc ba kích trồng. Đối với ba kích tím, sau một khoảng thời gian, màu của rượu sẽ chuyển từ màu trắng thành tím nhạt và đậm dần thành sắc tím đen. Rượu ngâm ba kích tím có vị hơi nồng và mang mùi thơm đặc trưng của củ ba kích. Nếu bạn biết cách ngâm rượu ba kích đúng chuẩn và ngâm đủ lâu thì sẽ làm mất vị nồng gắt của rượu nhưng vẫn giữ được mùi vị ngọt, thơm vốn có. Rượu ba kích có các thành phần chính là:
- Củ ba kích: có 2 loại là ba kích tím và ba kích trắng như đã nói ở trên. Tuy nhiên, người ta dùng ba kích tím phổ biến hơn bởi ba kích tím đem lại nhiều công dụng hơn.
- Rượu: Bạn có thể sử dụng nhiều loại rượu khác nhau để ngâm ba kích tím, ví dụ như rượu trắng, rượu nếp, rượu Kim Sơn.
Tuy vậy, nếu có điều kiện, bạn có thể bổ sung thêm một số dược liệu khác để ngâm cùng ba kích tím nhằm tăng thêm công dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe như:
- thạch hộc
- phòng phong
- thỏ ty tử
- sơn thù du
- thục địa
- đương quy,…
Lựa chọn loại củ ba kích
Để có được bình rượu ngâm ba kích chất lượng thì bạn cần phải lựa chọn củ ba kích cẩn thận. Trên thị trường chủ yếu cung cấp củ ba kích tím và củ ba kích trắng. Ba kích tím thì có nhiều dưỡng chất hơn, tốt hơn và giá thành cao hơn.
Bên cạnh đó, người ta còn chia sản phẩm ba kích thành 3 loại là ba kích rừng, ba kích trồng và ba kích phơi khô. Vì ba kích khô có một số nhược điểm ở trên nên khi mua cần tìm hiểu kỹ cơ sở cung cấp và nơi sản xuất để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
Ba kích được trồng có củ khá mọng nước, hình dạng tròn trịa, ít bị gấp khúc, cong queo và có kích thước bằng ngón tay trỏ. Khi chọn mua loại ba kích này, nên quan sát cẩn thận để tránh mua nhầm phải ba kích trồng của Trung Quốc. Họ có thể bơm thuốc để củ ba kích trồng có vàng giống ba kích rừng và loại thuốc đó không an toàn với sức khỏe.
So với củ ba kích trồng, bởi vì mọc ở bờ bụi, ven rừng,…những nơi khô cằn nên củ ba kích rừng sần sùi, xù xì hơn. Ba kích rừng có chứa rất nhiều chất bổ dưỡng đối với sức khỏe. Tuy vậy, hiện nay ba kích rừng lại rất hiếm, ở Việt Nam, người ta chỉ tìm thấy dược liệu này ở một số tỉnh như Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang,…Vì thế, nếu bạn có cơ hội bắt gặp ba kích rừng thì đừng nên bỏ qua.
Chọn rượu ngâm ba kích
Chọn rượu ngon vừa độ để ngâm ba kích cũng là công đoạn rất quan trọng trong quá trình này. Các bạn nên sử dụng rượu có độ cồn từ 40° – 45° để ngâm ba kích, tuyệt đối dùng rượu có nồng độ vượt quá 45°. Nếu dùng rượu có nồng độ cao có thể dẫn đến củ ba kích bị hỏng, phí mất bình rượu thuốc ngon. Các loại rượu có thể được sử dụng để ngâm với ba kích đó là rượu trắng, rượu nếp, rượu ngô men hay rượu Kim Sơn.
Chọn bình ngâm ba kích
Chất liệu của bình ngâm rượu có ảnh hưởng rất lớn tới mùi vị của rượu ngâm ba kích sau này. Vì vậy, các bạn chỉ nên chọn bình thủy tinh hoặc vò gốm, chum sành để ngâm và bảo quản rượu. Tuyệt đối không dùng bình hoặc can nhựa để ngâm ba kích do nồng độ cao của rượu sẽ làm các chất nhựa biến chất, gây tác động xấu tới sức khỏe.
Lưu ý: cần phải cọ rửa sạch sẽ, lau khô và để ráo bình thủy tinh hoặc chum ngâm rượu trước khi sử dụng.
Tách bỏ lõi ba kích trước khi ngâm rượu
Bởi vì lõi của củ ba kích có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe nên cần tách bỏ lõi ba kích trước ngâm rượu. Có nhiều phương pháp để tách bỏ lõi của củ ba kích như dùng tay rút, đập dập củ ra hoặc hấp nóng để làm mềm lõi rồi rút ra. Tuy nhiên, những phương pháp đó thường được áp dụng trong sản xuất công nghiệp với số lượng lớn. Đối với lượng ba kích nhỏ chỉ dùng trong gia đình thì chúng ta có thể đập dập rồi rút bằng tay.
Ngâm rượu với củ ba kích tươi
Sau các công đoạn chọn lựa và sơ chế cẩn thận, chúng ta cho củ ba kích đã tách bỏ lõi vào bình ngâm. Thêm rượu đã chọn vào bình ngâm theo tỷ lệ 1:3 (1 cân củ ba kích ngâm cùng 3 lít rượu có độ cồn dưới 45°). Cuối cùng, đậy kín nắp bình và để trong vòng 30 ngày.
Sau 1 tháng ngâm rượu, bạn có thể mở nắp và đảo củ ba kích. Việc này giúp kích thích ba kích tiết nhiều dưỡng chất ra rượu hơn. Kế đên, lại đậy kín nắp bình và ngâm trong khoảng thời gian 2 tháng nữa. Bạn chú ý quan sát, nếu sau 2 tháng, màu rượu ba kích chuyển sang tím đậm thì có thể lấy ra sử dụng.
Cách ngâm rượu ba kích khô thơm ngon
Để sở hữu một bình rượu ngâm ba kích tím khô thơm ngon, đậm đà, bổ dưỡng, chúng ta cần làm theo các bước sau. Đầu tiên, củ ba kích phải được rửa thật sạch và phơi cho ráo nước. Sau đó, các bạn cần tách bỏ phần lõi ba kích ra. Tiếp đến, đem phần ruột ba kích đi phơi khô.
Sau khi phần thịt củ ba kích đã được phơi khô, cho vào chảo nóng và sao, đảo qua lại với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút – 20 phút rồi để nguội. Bước này rất quan trọng bởi sao ba kích tốt sẽ quyết định liệu hương vị của rượu ba kích có thơm ngon không. Bởi vậy, tránh để ba kích bị cháy.
Sau khi ba kích sao đã nguội, các bạn cũng cho vào bình thủy tinh hoặc chum sành đã lau sạch. Kế tiếp, đổ rượu vào bình ngâm với tỉ lệ 1kg ba kích/ 3 lít rượu và đậy kín miệng bình.
Rượu ba kích ngâm bao lâu thì uống được?
Theo kinh nghiệm dân gian, rượu ba kích càng được ngâm lâu thì càng ngon và bổ dưỡng. Điều này là hợp lí càng để lâu thì dưỡng chất từ củ ba kích tiết ra rượu càng nhiều. Rượu ba kích muốn có chất lượng đạt chuẩn và cho hương thơm ngon nhất thì nên hạ thổ lâu dài (ít nhất 7 tháng).
Dẫu vậy, hạ thổ không phải là công đoạn bắt buộc và chúng ta có thể rượu ngâm ba kích như bình thường. Khi bảo quản rượu bình thường thì ít nhất là 3 tháng mới có thể lấy ra sử dụng được, khi ấy rượu sẽ có màu tím đậm. Nếu bạn cảm thấy rượu hơi gắt và muốn vị rượu nhẹ hơn, êm hơn thì nên để ngâm hơn nửa năm để đạt kết quả tốt nhất.
Những lưu ý trong cách bảo quản và sử dụng rượu ba kích
Thời gian nói trên chỉ thích hợp với điều kiện nhiệt độ thông thường khoảng 25 độ C. Thời tiết khác nhau cũng ảnh hưởng tới chất lượng và thời gian ngâm rượu ba kích.
- Vào mùa hè, nếu nhiệt độ bên ngoài vượt quá 30°C thì chỉ khoảng chừng 20 ngày là rượu ba kích có thể chuyển sang màu tím.
- Vào mùa đông, nếu nhiệt độ bên ngoài hạ thấp dưới 15°C thì rượu ba kích phải mất tới tầm 2 tháng mới ngả sang màu tím.
Sự khác nhau về nhiệt độ ảnh hưởng đến màu sắc rượu bởi Ethanol trong rượu sẽ hoạt động mạnh khi ở nhiệt độ cao. Khi ấy, nhiệt độ môi trường xung quanh sẽ tác động lên màu rượu và quá trình tiết ra dưỡng chất của củ ba kích. Đó cũng là nguyên nhân tại sao nhiều người chọn ngâm rượu ba kích tím vào mùa hè. Tuy vậy, nếu ngâm rượu ba kích trong những ngày thời tiết nắng nóng thì cần phải đảm bảo bình rượu không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc ở vị trí có nhiệt độ quá cao. Ánh nắng mặt trời trực tiếp sẽ là chất xúc tác cho một số phản ứng trong rượu, ảnh hưởng xấu tới chất lượng rượu.
Các bạn cần lưu ý một số điểm sau khi dùng rượu ngâm ba kích tím:
- Một ngày chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần chỉ uống 1 chén nhỏ và nên uống trong các bữa ăn.
- Liều lượng dùng tối đa mỗi ngày là từ 100 – 150ml. Lạm dụng rượu sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
- Cơ địa của mỗi người là không giống nhau nên liều lượng sử dụng thích hợp cũng sẽ khác nhau. Bởi vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống rượu ba kích tím.
- Những người mới uống rượu ba kích sẽ cảm thấy hơi khó uống. Để dễ uống hơn thì bạn có thể dùng từ 1 – 2 thìa mật ong nhỏ ngâm kèm.
Một số chứng bệnh thường dùng ba kích
Ngoài ba kích ngâm rượu thì ba kích còn được dùng trong nhiều bài thuốc khác với công dụng chữa bệnh hữu hiệu.
- Trị thận hư, thận yếu, di tinh, liệt dương: dùng 12g ba kích,12g thục địa, 10g sơn thù du, 10g kim anh, sắc với nước để uống, ngày dùng một thang.
- Trị thận hư, đái dầm: dùng 12g mỗi dược liệu gồm ba kích, thỏ ty tử, sơn thù du, tang phiêu tiêu để sắc nước. Ngày uống một thang.
- Trị đau lưng, mỏi gối: dùng 12g mỗi dược liệu gồm ba kích, tục đoạn, cẩu tích, cốt toái bổ, đỗ trọng để sắc nước uống. Ngày uống một thang. Rượu thuốc ba kích cũng có tác dụng tương tự. Cách ngâm như sau: Chuẩn bị 1kg ba kích, 50g trần bì (sao vàng), 20g tiểu hồi, 3 lít rượu trắng 35 độ. Cho tất cả vào ngâm trong vòng 1 tháng. Cứ vài ngày lại lắc hoặc quấy các dược liệu một lần, gạn lấy nước rượu ngâm. Cho phần dịch rượu này vào trong lọ riêng để bảo quản và nút kín lọ. Cứ liên tục lặp lại tầm 2 đến 3 lần và góp phần dịch gạn được với nhau. Mỗi ngà có thể uống 2 lần, mỗi lần 20 ml, uống vào trước bữa ăn hoặc trước lúc đi ngủ.