Tìm hiểu về nghệ đen và tinh bột nghệ đen

Tìm hiểu về nghệ đen và tinh bột nghệ đen

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Trong Đông y, nghệ đen thường được sử dụng làm thuốc với tên là nga truật. Dược liệu này phổ biến với tác dụng chữa bệnh đau dạ dày, ăn khó tiêu, tắc kinh nguyệt, nôn trớ ở trẻ nhỏ.

Cây nghệ đen

Nghệ đen còn có nhiều cái tên khác như tam nại, ngải xanh, nghệ tím, nghệ đăm, bồng nga truật, xú thể khương, thanh khương, phá quan phủ, thuật dược. Tên khoa học của nghệ đen là Cucurma Caesia, cây này thuộc họ Gừng (Zingiberales).

Đặc điểm của cây nghệ đen

1. Đặc điểm hình thái

  • Nghệ đen là thân thảo, mọc thẳng, chiều cao tối có thể đạt tới khoảng 1,5m
  • Nghệ đen có thân rễ hình nón, rễ có nhiều khía chạy dọc và mọc nhiều phần phụ non có nhiều củ
  • Lá nghệ đen màu xanh nhợt, chiều dài tầm 30 – 60 cm và rộng từ 7 -8 cm. Gân chính của lá nghệ đen có màu đỏ, phần cuống lá rất ngắn, hoặc có thể không có cuống.
  • Cây nghệ đen thường ra hoa trước khi có lá. Hoa nghệ đen mọc thành cụm đâm từ thân rễ. Màu của hoa nghệ đen màu vàng, dài tầm 15mm, lõm ở đầu, thùy giữa nhọn, phần bầu có các lông mịn.
  • Quả nghệ đen có hình trứng, nhẵn và có ba cạnh. Hạt nghệ đen thuôn, màu trắng, nằm trong quả.

2. Đặc điểm dược liệu

Trong y học cổ truyền, người ta dùng củ nghệ đen có hình con thoi hoặc hình trứng. Đầu trên củ nghệ phình to và càng về dưới thì càng nhỏ dần. Củ nghệ có chiều dài từ 2 – 4 cm với phần vỏ bên ngoài vàng nâu, mặt vỏ trơn bóng. Phần ruột củ nghệ đen có màu xanh thẫm hoặc tím nhạt.

3. Phân bố

Nghệ đen vốn là loại cây bản địa của 2 nước Indonesia và Ấn Độ. Từ thế kỉ thứ 6, người Ả rập đã mang thảo dược này đến Châu Âu nhưng người phương Tây lại không sử dụng nhiều.

Hiện nay, Việt Nam và nhiều nước khu vực Đông Nam Á khác cũng trồng nhiều nghệ đen. Ở nước ta, cây nghệ ưa sinh sống ở những khu vực có đất xốp ẩm, ở ven suối hoặc rừng núi.

4. Thu hoạch – Sơ chế

Cứ vào tháng 11 – 12 hàng năm là người ta thu hoạch củ nghệ đen. Sau khi thu hoạch, người ta đem củ về rửa sạch hết đất cát, cắt bỏ các rễ con.

5. Bảo quản

Nghệ đen nên được bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm. Nên thường xuyên đem nghệ đen ra phơi sấy để tránh bị mốc.

6. Thành phần hóa học

Theo phân tích thành phần hóa học, nghệ đen có chứa các chất sau:

  • 1-1,5% tinh dầu: Bao gồm Cinecol (9,6%), D – camphen, sesquiterpen ancol (48%), Zingibezen (35%),…
  • 3,5% chất nhầy
  • Curcumin
  • Secquitecpen
  •  Axit và phenol
  • Curzerenone 44,93%
  • Ar-turmerone
  • Germacrone 6,16%
  • Difurocumenone
  • Isocurcurmenole…

Vị thuốc nghệ đen

Củ nghệ đen được dùng làm thuốc trong Đông y với tên gọi là nga truật

1. Tính vị

Theo sách Khai Bảo Bản Thảo có ghi lại, củ nghệ đen có tính ôn, vị cay, đắng, không có độc. Trong Y Học Khải Nguyên, nghệ đen được biết đến với vị đắng, tính bình. Ngoài ra, theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ghi chép, củ nghệ đen có vị đắng, cay và tính ấm.

2. Tác dụng của nghệ đen

Trong Đông y, củ nghệ đen có tác dụng hành khí, phá huyết, trị bế kinh, khí trệ, tiêu tích do bị chấn thương, giúp hóa thực.

Theo các nghiên cứu hiện đại, thành phần curcumin trong nghệ đen có nhiều tác dụng. Thứ nhất, curcumin có thể ngăn ngừa, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và làm nhẹ bớt các tác dụng phụ của hóa trị. Chống viêm, ngăn ngừa quá trình kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể. Curcumin còn giúp chống oxy hóa, ức chế các gốc tự do gây hại phát triển. Bên cạnh đó, curcumin giúp giảm đau do viêm xương khớp, đau răng hoặc các bệnh lí của dạ dày.

Ngoài ra, người ta còn chiết xuất tinh dầu từ củ nghệ đen và sử dụng để giúp ức chế tế bào ung thư gan phát triển. Thí nghiệm trên thỏ chỉ ra rằng nước sắc củ nghệ đen giúp tăng khả năng hấp thu máu.

3. Cách dùng và liều lượng

Người ta thường dùng thuốc sắc, viên hoàn, bột hoặc tinh bột nghệ đen. Lượng sử dụng phù hợp là khoảng 3-6g mỗi ngày.

4. Độc tính

Củ nghệ đen không độc. Tuy vậy, đối với một số trường hợp quá mẫn với thành phần của nghệ đen có thể cảm thấy khó chịu dạ dày, nổi phát ban, buồn nôn hoặc tiêu chảy sau khi sử dụng. Nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ nào trong các loại kể trên, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức.

Bột nghệ đen

Bột nghệ đen không được sử dụng phổ biến như tinh bột nghệ đen. Loại bột này được sản xuất qua quá trình cắt mỏng và phơi khô củ nghệ tươi. Tiếp đó, đem phần nghệ đã phơi khô đi xay nhuyễn, khi đó, sản phẩm thu được là bột nghệ đen với phần bột còn chứa nhiều xơ và tạp chất. Nếu bạn sờ và xoa bằng tay thì sẽ có cảm giác khá nhám và còn cộm.

Tinh bột nghệ đen là gì, có tác dụng gì?

Đây là sản phẩm của quá trình tách lọc xơ, tạp chất cũng như tinh dầu. Vậy nên thành phẩm có màu trắng hơi đục, mịn và thơm rất dễ dùng. Trong quá trình sản xuất, màu đen của củ nghệ đen cũng được loại bỏ gần như hoàn toàn.

Tinh bột nghệ đen tăng cảm giác ngon miệng và hỗ trợ tiêu hóa

Tác dụng này của tinh bột nghệ đen là nhờ vào vị đắng, cay và hơi hăng đặc trưng của nghệ đen.

Bên cạnh đó, các thành phần có trong tinh bột nghệ đen nguyên chất có thể kích thích túi mật và cải thiện hệ tiêu hóa và đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân bị viêm đại tràng.

Uống tinh bột nghệ đen giúp cải thiện hệ miễn dịch

Bởi tinh bột nghệ đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm nên có thể chống vi khuẩn, vi trùng và các loại nấm gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, nếu kiên trì uống tinh bột nghệ đen, hệ miễn dịch có thể được cải thiện, nâng cao.

Tốt cho hệ tim mạch

Ngoài việc giúp cơ thể kháng viêm nhờ các chất chống oxy hóa thì nguồn curcumin dồi dào trong tinh bột nghệ đen còn có thể giúp hạn chế các nguyên nhân gây ra các vấn đề tim mạch.

Cụ thể, tinh bột nghệ đen giúp cải thiện hoạt động của tế bào nội mô, từ đó, huyết áp được giữ ở mức ổn định và ngăn chặn được chứng rối loạn đông máu.

Ngoài ra, uống tinh bột nghệ đen có thể giúp giảm nồng độ cholesterol xấu, nhờ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch. Đặc biệt, sử dụng tinh bột nghệ đen có thể ngăn chặn hiệu quả tình trạng nghẽn mạch máu và hạn chế bệnh xơ vữa động mạch hình thành và phát triển.

Tinh bột nghệ đen giúp giảm các cơn hen suyễn

Tinh bột nghệ đen giúp cải thiện các bệnh lý về hô hấp và cơ chế hoạt động của hệ hô hấp. Vì thế, bệnh nhân dùng tinh bột nghệ đen có thể hít thở bình thường và nhanh hết triệu chứng viêm do hen suyễn.

Tinh bột nghệ đen cải thiện chức năng gan

Ăn uống không lành mạnh hoặc một số nguyên nhân khác có thể gây ra áp lực cho gan. Khi đó, uống tinh bột nghệ đen sẽ hỗ trợ đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể. Đồng thời, tinh bột này còn giúp tăng lượng mật, thanh lọc gan hiệu quả… Ngoài ra, khả năng thúc đẩy lưu thông máu của tinh bột nghệ đen cũng rất tốt cho gan.

Đối với những bệnh nhân mắc suy gan, việc kiên trì uống tinh bột nghệ đen thường xuyên có thể đem lại hiệu quả tích cực, giúp cải thiện chức năng gan.

Làm đẹp bằng tinh bột nghệ đen

Bởi nghệ đen có chứa thành phần hóa học quan trọng là Curcumin nên tinh bột nghệ đen có tác dụng trị sẹo: sẹo lõm do mụn, sẹo do các vết thâm nám.

Nếu đắp mặt nạ tinh bột nghệ đen với sữa chua không đường, các bạn có thể đánh bay các nốt mụn và làm sạch tế bào chết, các lớp phấn trang điểm hiệu quả. Từ đó, lỗ chân lông không còn bị bít tắc và mụn không có nguy cơ mọc trở lại.

Thêm vào đó, nhờ các chất chống oxy hóa mạnh, tinh bột nghệ đen còn có thể làm trắng da. Hơn nữa, Curcumin cũng có thể ức chế tyrosinase – một trong các enzyme giúp tổng hợp ra melanin.

Nghệ đen chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Tinh bột nghệ đen khi kết hợp với mật ong sẽ có công dụng trong điều trị dạ dày hiệu quả

Thành phần curcumin có trong tinh bột nghệ đen sẽ kích thích sự co bóp túi mật và ngăn quá trình tăng tiết axit dạ dày. Trong trường hợp dạ dày có khối u thì curcumin có thể ức chế sự phát triển của các khối u. Chính vì thế, đối với người bị đau dạ dày, tinh bột nghệ đen chính là “cứu tinh” tuyệt vời.

Việc kết hợp tinh bột nghệ đen cùng với mật ong sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả, dễ dàng hơn. Điều này là do mật ong có hàm lượng lớn các loại chất kháng khuẩn, kháng vi rút tự nhiên. Hơn thế, mật ong còn có thể làm giảm  lượng axit, đẩy lùi và tiêu diệt khuẩn H.P (mầm móng của căn bệnh đau dạ dày), từ đó, niêm mạc bị kích thích sẽ được xoa dịu bớt. Chính vì vậy, sử dụng tinh bột nghệ đen và mật ong sẽ giúp bạn bớt cảm giác đau dạ dày hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng tinh bột nghệ đen

Khi sử dụng tinh bột nghệ đen, các bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Tránh uống tinh bột nghệ đen cùng lúc với thuốc tây để hạn chế các tác động có thể xảy ra với hồng cầu.
  • Không quá lạm dụng tinh bột nghệ đen trong mỗi lần sử dụng. Chỉ nên uống một liều lượng thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cần tránh uống tinh bột nghệ đen để hạn chế trường hợp rong kinh bởi tinh bột nghệ đen có công dụng khai thông máu rất hiệu quả.
  • Đối với những người có tiền sử đau dạ dày, để tránh vết loét dạ dày chảy máu thì nên dùng chung tinh bột nghệ đen với mật ong và nước. Nên uống mỗi ngày trước bữa ăn để có được hiệu quả tốt.
  • Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không dùng tinh bột nghệ đen bởi sẽ gây ra nguy cơ sảy thai rất cao.
  • Bệnh nhân bị các bệnh như thận, sỏi mật, sởi không nên dùng quá nhiều tinh bột nghệ đen và tốt hơn hết là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Để đảm bảo an toàn sức khỏe và tránh những tác dụng phụ không mong muốn thì bạn cần phải tìm hiểu và mua  tinh bột nghệ đen nguyên chất ở các cơ sở uy tín, tránh dùng tinh bột nghệ đen đã bị pha trộn.
  • Uống tinh bột nghệ đen có thể làm quá trình đông máu bị chậm lại. Vì thế, trước và sau khi làm phẫu thuật ít nhất 2 tuần, cần dừng sử dụng tinh bột nghệ đen.
  • Tóm lại, trước khi sử dụng tinh bột nghệ đen, các bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia Đông y, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ càng về cách dùng cũng như liều lượng sử dụng thích hợp.

Cách làm tinh bột nghệ đen

Như đã đề cập ở trên, tinh bột nghệ đen và bột nghệ đen là hai sản phẩm khác nhau. Song, nhiều người vẫn chưa rõ về tinh bột nghệ đen, đặc biệt là cách làm ra sản phẩm này. Nếu bột nghệ đen đơn giản là sản phẩm từ công đoạn gọt vỏ, phơi khô rồi xay mịn thì tinh bột nghệ đen lại là sản phẩm có được qua quá trình sản xuất phức tạp, công phu hơn nhiều. Chính vì vậy, tinh bột nghệ đen thường sẽ có giá thành cao và tác dụng tốt hơn bột nghệ đen. Hãy cùng Vườn nhà mình tìm hiểu các công đoạn sản xuất tinh bột nghệ tại nhà nhé.

1. Chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế

Các bạn cần chuẩn bị 2 kg nghệ tươi, nước sạch, dao, thớt, rổ đựng, máy xay sinh tố và màn lọc. Cũng như cách làm các loại tinh bột nghệ khác, đầu tiên, các bạn cần gọt vỏ, rửa sạch củ nghệ đen và để cho ráo nước.

2. Xay nghệ

Cho toàn bột phần nghệ đen đã gọt vỏ và ráo nước vào máy xay sinh tố, thêm một chút nước sạch vào và xay thật nhuyễn. Để xay nhanh hơn, các bạn có thể thái củ nghệ thành từng lát thật mỏng.

3. Vắt lấy nước cốt nghệ

Sau khi nghệ đen đã được xay kĩ, đem hỗn hợp đổ hết vào màn lọc để chắt lọc lấy nước nghệ. Phần nước cốt nghệ sẽ được cho vào một chiếc chậu lớn. Phần bã nghệ còn lại ở màn lọc lại đem bỏ vào máy xay, thêm chút nước và xay nhuyễn lần nữa. Tiếp tục vắt vào nước cốt và làm như trên. Cứ liên tục lấy nước cốt nghệ 2-3 lần nữa rồi mới bỏ đi phần bã nghệ.

4. Lắng đọng tinh bột nghệ

Đem chậu nước cốt nghệ đen lấy được để ở một nơi thật tĩnh lặng, không bị rung lắc, xao động mạnh. Khi ấy, phần tinh bột nghệ đen sẽ từ từ lắng đọng ở dưới đáy chậu và tinh dầu nghệ đen thì lại nổi lên mặt nước.

Sau khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ, các bạn hãy lấy một chiếc vá lớn để hớt bỏ tinh dầu nghệ nổi lên đó. Tiếp đó, các bạn lại đổ thêm nước vào, đợi 5-6 tiếng tiếp, và hớt phần dầu một lần nữa. Thực hiện thêm một vài lần như thế thì các bạn sẽ thu được tinh bột nghệ đen lắng đọng ở đáy chậu.

5. Sấy hoặc phơi khô

Đem phần tinh bột nghệ đen còn ướt này đi phơi hoặc sấy khô để thu được tinh bột nghệ dạng rắn. Các bạn cần phơi tinh bột nghệ ở nơi thật thoáng mát và dùng màn che để tránh bụi bẩn rơi vào. Khi đó, tinh bột nghệ đen thu được mới đảm bảo nguyên chất 100%.

6. Xay lại với máy xay

Sau công đoạn phơi hoặc sấy khô, phần tinh bột nghệ thu được sẽ ở dạng vón cục. Hãy dùng máy xay sinh tố để xay phần tinh bột ấy thành bột mịn. Các bạn cần dùng lọ thủy tinh sạch sẽ và khô ráo để bảo quản tinh bột nghệ đen. Cất lọ ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Không giống với bột nghệ, với cùng khối lượng củ nghệ đen, chắc chắn lượng tinh bột nghệ đen thành phẩm cho ra sẽ ít hơn so với bột nghệ còn chữa tạp chất và xơ.

Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn hiểu thêm về nghệ đen, các tác dụng của nghệ đen cũng như cách làm tinh bột nghệ đen. Nếu các bạn có thời gian và điều kiện thì có thể thử cách làm trên. Chúc các bạn thành công!



0916526868
chat-active-icon