Tìm hiểu về tôm sú

Tìm hiểu về tôm sú

Mục lục

5/5 - (3 bình chọn)

Chắc hẳn bạn đã nghe đến tôm sú giữa rất nhiều loại hải sản phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Vậy tôm sú là gì? Tôm sú có giá trị dinh dưỡng như thế nào? Cách phân biệt tôm sú với tôm thẻ, tôm sú nuôi với tôm sú biển như thế nào? Hãy cùng Vườn nhà mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú là tôm gì?

Đặc điểm của tôm sú

Tôm sú là một loại tôm được yêu thích ở mọi nơi, chúng có tên khoa học là Penaeus monodon. Tôm sú là loài tôm sinh sống ở biển, phân bố rộng rãi, từ bờ Đông Châu Phi đến bờ biển Nhật Bản. Tôm sú cũng xuất hiện ở một số vùng biển Đông Úc, Địa Trung Hải, và bờ biển Đại Tây Dương của Hoa Ký, tuy nhiên, số lượng tôm sú ở đó không nhiều.

Kích thước của tôm sú khá lớn với chiều dài trung bình vào khoảng 36cm mỗi con. Trọng lượng trung bình của tôm sú cũng lớn hơn nhiều so với các loại tôm khác, tầm 650gr/con. Tôm sú có phần vỏ dày với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, nâu, xám, xanh đan xen.

Bởi vì thuộc loài động vật máu lạnh nên tôm sú rất dễ chịu tác động lớn từ khí hậu và nhiệt độ. Ngày trướ, thực phẩm tôm sú chỉ đến từ tự nhiên, hay còn gọi là tôm sú biển nhưng vì người tiêu dùng ưa chuộng loại tôm này nên nó đã được nuôi trồng ở các vùng nước ngọt.

Chỉ khi người nuôi tôm nắm vững các đặc điểm sinh học của tôm Sú thì quá trình nuôi mới dễ dàng, không gặp nhiều trắc trở và tôm cho năng suất cao. Tôm sú có một số đặc điểm sinh học cụ thể như sau:

  • Chu kỳ sống: Trong một vòng đời, tôm sú sẽ trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn ấu trùng tôm, giai đoạn cận trưởng thành và giai đoạn trưởng thành. Còn có thể phần chia giai đoạn đầu thành 3 giai đoạn nhỏ hơn, cụ thể là: giai đoạn Nauplli, giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis.
  • Việc lột xác của tôm: Tôm luôn lột xác vào ban đêm. Mục đích của việc lột xác là để giúp cho tôm trưởng thành và lớn lên. Độ cứng của lớp vỏ mới và thời gian vỏ cứng thêm tùy thuộc vào từng loại: vỏ mới của tôm lớn sẽ cứng lên từ 1 ngày đến 2 ngày, trong khi đó, vỏ của tôm nhỏ chỉ mất từ 1 giờ đến 2 giờ.
  • Tập tính ăn của tôm: thuộc loài động vật chuyên ăn tạp: thức ăn của tôm sú rất đa dạng, từ giun nhiều tơ, thực vật ở dưới nước đến các loại các côn trùng,… Bởi vì thời điểm kiếm ăn của tôm sú là vào ban đêm nên đây là lúc thích hợp nhất để cho tôm ăn.
  • Môi trường sống: độ pH, độ trong của nước, và độ kiềm của môi trường nước rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Tôm chỉ có thể duy trì sự sống khi nước có độ pH dao động từ 7.5 đến 8.5. Trong khi đó, tôm chỉ sống trong môi trường nước có độ trọng ở mức từ 30cm đến 40cm và độ kiềm thì luôn ở mức từ 80mg/l đến 120mg/l.

Giá trị dinh dưỡng của tôm sú

Tôm sú là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với nguồn protein dồi dào và rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, tôm sú không có chất béo và chứa hàm lượng rất thấp calories. Các thành phần dinh dưỡng có trong 1 con tôm sú là natri: 76.7mg, Carbohydrates: 1.5g, chất xơ: 0.2g, protein: 3.2g, canxi: 1% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày), sắt: 2% DV, và kali: 1% DV.

Các loại tôm sú phổ biến

Tôm sú mẹ

Tôm sú mẹ còn được người ta đặt nhiều tên khác, ví dụ như tôm sú biển, tôm sú loại 1 hoặc tôm sú tự nhiên. Tôm sú mẹ có kích thước gần bằng cổ tay, không thua kém gì so với tôm hùm xanh. Tôm sú mẹ có sản lượng không cao, nguồn cung hạn chế, bởi vậy giá của nó khá cao so với tôm sú nuôi.

Tôm sú mẹ có thịt rất ngon ngọt, săn chắc, đậm đà hương vị biển cả. Không chỉ kích thước, hương bị của tôm sú mẹ cũng không thua kém gì tôm hùm mà lại còn có lượng thịt nhiều hơn nữa. Chính vì vậy, tôm sú mẹ là lựa chọn tuyệt vời đối với các tín đồ hải sản.

Tôm sú mẹ có kích thước gần bằng cổ tay, không thua kém gì so với tôm hùm xanh.

Tôm sú Cà Mau

Có thể nói, tôm sú Cà Mau là được xếp vào trong danh sách những đặc sản của đất phương Nam. Tôm sú Cà Mau được nuôi trồng hoàn toàn tự nhiên với các kỹ thuật canh tác phức tạp. Thức ăn của tôm sú Cà Mau cũng là thức ăn tự nhiên.

Tôm sú Cà Mau có thịt ngon ngọt, săn chắc với chiều dài khoảng chừng 10 – 13cm, lớn hơn tôm thẻ. Do đó, giá thành của tôm sú Cà Mau cũng tương đối cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn tôm sú mẹ.

Tôm sú Cà Mau có thịt ngon ngọt, săn chắc với chiều dài khoảng chừng 10 – 13cm và lớn hơn tôm thẻ

Phân biệt tôm sú nuôi và tôm sú biển

Ngày nay, vì nhu cầu của thị trường tăng cao, việc nuôi trồng tôm sú đã trở nên khá phổ biến. Tôm sú dù là loại thiên nhiên hay loại nuôi trồng thì đều cung cấp hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, tôm sú tự nhiên vẫn mang hương vị thơm ngon và đặc sắc hơn tôm sú nuôi trồng. Để đảm bảo chọn đúng được tôm sú biển, bạn cần phải phân biệt hai loại này qua hình dáng bên ngoài của chúng.

Màu sắc tự nhiên của tôm sú biển thường sẽ là đỏ hoặc ánh vàng đặc trưng, kích thước tôm sú biển to to và không đồng đều. Trong khi đó, tôm sú nuôi trồng sẽ có màu xanh như nhiều loại tôm khác với kích cỡ nhỏ hơn tôm sú biển.

Tôm sú dù là loại tôm thiên nhiên hay loại tôm nuôi trồng thì đều cung cấp hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Tôm sú nuôi

Về cơ bản, giá cả của tôm sú nuôi sẽ thấp hơn so với tôm sú biển tự nhiên. Như đã đề cập ở trên, tôm nuôi có lớp vỏ bề ngoài mang màu ánh xanh đặc trưng. Tôm nuôi lúc nào cũng sẽ nhỏ hơn so tôm biển. và lớp vỏ bên ngoài mềm hơn tôm biển. Thêm vào đó, thịt tôm nuôi vẫn có vị ngọt nhưng không được săn chắc và dai như tôm biển tự nhiên.

Bởi vì tôm sú nuôi trồng sẽ luôn sẵn có nên bạn có thể tìm mua loại tôm này ở nhiều cửa hàng bán hải sản hoặc các siêu thị mà không cần phải chờ đợi đến mùa tôm tự nhiên.

Tôm sú biển

Vi thịt tôm sú tự nhiên dai chắc và ngọt hơn nên chúng được bán với mức giá cao hơn tôm nuôi trồng. Thực tế, nguồn cung tôm sú biển khá ít ỏi chứ không nhiều và luôn sẵn có như tôm nuôi.

Tôm sú tự nhiên tươi ngon

Tôm biển thường có lớp vỏ màu hơi trắng và cứng nhưng thịt bên trong thì thơm ngon. Tôm sú thiên nhiên có chất lượng thịt ngon không thua kém tôm hùm, thậm chí nó còn có nhiều thịt hơn tôm hùm. Nếu chế biến tôm sú tự nhiên theo kiểu sashimi thì nó sẽ có vị ngọt và vị mặn mà thanh đặc trưng của biển.

Nhìn chung, cả tôm sú tự nhiên và nuôi trồng đều ngon, bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe nhưng người dùng vẫn ưa thích tôm sú biển hơn.

Phân biệt tôm sú với tôm thẻ

Tôm thẻ cũng là loại tôm khá phổ biến, được sử dụng trong nhiều món ăn, đặc biệt là món tôm rim.

Tôm thẻ cũng là loại tôm khá phổ biến, được sử dụng trong nhiều món ăn, đặc biệt là món tôm rim. Nhiều người cũng thích tôm thẻ bởi nó ngon và giá thành lại rẻ hơn so với tôm sú.

Cách đơn giản nhất để nhận biết và phân biệt tôm thẻ so với tôm sú là qua các đặc điểm bên ngoài như vỏ tôm, kích thước. So với vỏ tôm sú, vỏ tôm thẻ mỏng hơn, có màu trắng đục, và các chân tôm thẻ có màu trắng. So với kích thước và chiều dài lớn của tôm sú thì tôm thẻ nhỏ hơn nhiều. Tôm thẻ có 6 đốt bụng, rãnh bụng tôm thẻ ở đốt mang trứng rất hẹp hoặc gần như không có. Hình dáng của tôm thẻ thì thon dài, nhỏ hơn và nhẹ hơn tôm sú.

Tôm sú làm món gì ngon?

Bởi vì có phần thịt săn chắc và hương vị thơm ngon đặc trưng của biển cả nên tôm sú có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Có thể kể đến món tôm sú hấp bia, tôm sú nướng phô mai, tôm sú nướng muối ớt, tôm sú nầu canh rau cải cúc hoặc làm món tôm sú rang me, tất cả các món này đều rất hấp dẫn.

1. Tôm sú nướng bơ phô mai

Thịt tôm sú ngọt, dai chắc, được ướp đậm đà, kết hợp tuyệt vời với phô mai béo ngậy.

  • Chuẩn bị: 15 phút
  • Chế biến: 30 phút
  • Độ khó: Dễ
  • Khẩu phần: 3 người

Nguyên liệu

  • Tôm sú 400 g
  • Bơ lạt 50 g
  • Tỏi băm 10 g
  • Tiêu đen xay 1 thìa
  • Hạt nêm 1 thìa
  • Phô mai con bò cười 1 hộp

Cách làm

  1. Sơ chế và ướp tôm

    Sau khi mua về, cho tôm vào chậu nước muối loãng để rửa sạch, lột vỏ phần thân, rút bỏ chỉ lưng rồi rửa lại với nước muối loãng và để cho ráo nước.

    Cho 4 miếng phô mai con bò cười, 50 g bơ lạt, 10 g tỏi bóc vỏ băm nhỏ, 1 thìa tiêu đen xay, 1 thìa hạt nêm vào trong một bát tô rồi lấy thìa trộn đều các nguyên liệu với nhau.

    Lấy dao xẻ đôi phần lưng tôm (không cắt rời) và phần giao giữa đầu và lưng, tách thịt tôm ra 2 bên và phết sốt phô mai vào.

  2. Nướng tôm

    Nướng cho đến khi quan sát thấy tôm có màu  đỏ, vỏ ngoài hơi xém và lớp phô mai chảy ra, kết vào phần thịt tôm là được.

    Nướng bằng lò nướng: Cho vào lò nướng, vặn đến hoặc cài 150 độ C, hẹn giờ tầm 10 phút, nếu tôm chưa được chín như ý thì bạn cho vào lò nướng thêm 5p.

    Nướng bằng bếp từ: Bọc vỉ nướng bằng một lớp giấy bạch, xếp tôm lên và nướng trên bếp từ tầm 20p.

    Nướng bằng bếp than: Đốt than nóng, hồng rực nhưng không còn cháy lửa, xếp tôm lên vỉ nướng và nướng khoảng 20p.

    Sau khi tôm chín, lấy tôm ra đĩa và nhanh chóng thưởng thức!

  3. Thành phẩm

    Đĩa tôm sú nướng bơ phô mai thơm thoang thoảng mùi bơ, mang màu vàng bắt mắt. Thịt tôm sú ngọt, dai chắc, được ướp đậm đà, kết hợp tuyệt vời với phô mai béo ngậy.

Lời khuyên dành cho bạn:

  • Nếu bạn muốn món tôm nướng bơ phô mai trọn vị hơn thì bạn nên ăn kèm cùng muối ớt xanh hoặc muối tiêu chanh.
  • Phần sốt bơ phô mai có thể dùng để phết lên  món hàu, sò, tôm hùm nướng đều được nhé!

Cách chọn tôm tươi:

  • Nếu có thể thì hãy chọn những con tôm sống, đang còn khả năng bơi, nếu không thì phải chọn con có thân săn chắc, vỏ cứng, trắng trong chứ không trắng đục ngả đỏ.
  • Phần đầu tôm phải gắn chặt với thân tôm, không rơi ra khỏi thân tôm, các chân càng của tôm vẫn còn nguyên, không bốc mùi tanh, ươn khó ngửi.
  • Những con tôm có phần thân mình hơi cong, căng thịt nhưng không to bất thường sẽ là tôm ngon, không ăn chất kích thích tăng trưởng.
  • Phần đuôi của tôm tươi sống thường xếp lại với nhau, ngược lại, đuôi tôm bị xòe ra thì là tôm bị tiêm hóa chất hoặc nước để trông mập mạp hơn.

2. Canh cải cúc tôm sú

Món canh cải cúc tôm sú có vẻ khá dân dã và thanh đạm nhưng lại rất đưa cơm

  • Chế biến: 30 phút
  • Độ khó: Dễ
  • Khẩu phần: 2 người

Nguyên liệu

  • Tôm sú 300 g
  • Cải cúc 400 g
  • Hành lá cắt khúc 50 g
  • Mì chính 1/2 thìa cà phê
  • Đường 1/2 thìa cà phê
  • Muối 1 thìa cà phê

Cách làm

  1. Sơ chế tôm

    Đầu tiên, bạn cần bóc vỏ, bỏ đầu, chân và đuôi, và rửa sạch tôm sú. Sau đó, dùng dao nhỏ hoặc kéo sắc để khía một đường trên sống lưng tôm để rút bỏ chỉ. Chỉ cần dùng tay bóp nhẹ vào thân tôm sao cho chỉ tôm thò ra bên ngoài rồi lấy tay rút ra là được.

    Mẹo rút chỉ đen trên lưng tôm nhanh:

    1. Đếm ngược từ đuôi tôm lên, xuyên tăm qua vị trí rãnh thứ 2 nối giữa 2 đốt vỏ tôm và nhẹ nhàng nhấc phần chỉ đen ra ngoài.
    2. Nếu không muốn dùng dao cắt lưng tôm, tăm cũng có thể là công cụ hữu hiệu lại đơn giản để lấy chỉ tôm ra ngoài. Chỉ cần moi phần đầu của thân mình tôm sú là sẽ thấy xuất hiện cọng chỉ đen, khi đó, lấy tay rút nhẹ sợi chỉ đen này đi là được.
  2. Sơ chế rau

    Tước phần xơ nếu rau cải cúc hơi già, nhặt bỏ gốc, lá hư, lá già héo rồi rửa sạch và cắt thành các khúc vừa ăn.

  3. Nấu canh

    Đun sôi một nồi nước trên bếp, đợi đến khi nước sôi thì cho tôm vào, thêm nửa thìa cà phê mì chính, nửa thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối. Trong quá trình nấu cho tôm chín sôi thì các bạn cần quan sát để vớt bớt bọt.

    Khi tôm đã chín, cho rau cải cúc được sơ chế trước đó vào, dùng đũa nhấn rau xuống cho rau chín. Nếu thấy có bọt thì tiếp tục vớt bọt rồi cho hành lá vào, nêm gia vị sao cho vừa ăn, đun cho canh sôi lại lần nữa thì tắt bếp.

  4. Thành phẩm

    Trông có vẻ khá dân dã và thanh đạm nhưng món canh cải cúc tôm sú này lại rất đưa cơm trong các bữa ăn đấy! Món ăn này rất thích hợp cho những ngày hè thời tiết nắng nóng, giúp giải nhiệt hiệu quả. Các bạn nhớ lưu công thức này để hôm nào chiêu đãi cả nhà nhé!

3. Tôm sú sốt bơ tỏi bột chiên giòn

Món tôm sú sốt bơ tỏi mang  màu đỏ cam vô cùng bắt mắt cùng với hương thơm ngào ngạt từ bơ tỏi.

  • Chuẩn bị: 15 phút
  • Chế biến: 20 phút
  • Độ khó: Dễ
  • Khẩu phần: 3 người

Nguyên liệu 

  • Tôm 1/2 kg
  • Tỏi 1 củ
  • Bơ lạt 1 thìa canh
  • Bột chiên giòn 2 thìa canh
  • Gừng 1 miếng
  • Dầu ăn 2 thìa canh
  • Tương ớt 1 thìa canh
  • Nước mắm 1.5 thìa canh
  • Gia vị thông dụng 1 ít (Đường/ muối/ hạt nêm/ mì chính/ tiêu xay)

Cách làm

  1. Sơ chế nguyên liệu

    Sau khi mua tôm về, bạn dùng kéo cắt đầu bỏ tôm, cắt dọc sống lưng để có thể nhẹ nhàng rút sợi chỉ đen ra ngoài. Tiếp đó, pha nước muối loãng để rửa tôm rồi rửa lại với nước sạch và vớt ra để ráo. Lột sạch vỏ tỏi, cạo sạch vỏ gừng, rửa sạch cả hai và băm nhuyễn.

  2. Ướp tôm và làm nước sốt

    Sau khi sơ chế, các bạn ướp tôm với nửa thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê mì chính, 1 thìa cà phê hạt nêm và 2 thìa canh bột chiên giòn. Trộn đều và ướp trong vòng 10 phút để tôm sú ngấm đều gia vị.

    Để làm nước sốt, bạn cho 2 thìa canh đường, 3/2 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh nước lọc và 1 thìa canh tương ớt vào trong một bát. Dùng thìa khuấy đều các nguyên liệu cho đến khi đường tan hết.

  3. Phi tỏi và chiên tôm

    Bắc chảo lên bếp, vặn lửa vừa và đun nóng 2 thìa canh dầu ăn. Khi dầu ăn đủ nóng, cho nửa phần gừng và tỏi băm nhuyễn vào và đảo đều tay để gừng tỏi dậy hương thơm và chuyển sang màu vàng, đợi khoảng 2 phút thì tắt bếp và vớt ra bát.

    Dùng luôn chảo dầu phi tỏi để chiên tôm, trút toàn bộ tôm đã được ướp đều gia vị vào chảo, vặn lửa vừa và chiên trong vòng 10 phút rồi vớt ra 1 cái đĩa có sẵn giấy thấm dầu.

  4. Làm tôm sốt bơ tỏi

    Thêm 2 thìa bơ lạt và một nửa phần gừng tỏi đã băm nhuyễn còn lại vào chảo và phi thơm. Tiếp đó, cho hết phần tôm đã chiên ở bước trên vào chảo, đảo liên tục tầm 3 – 5 phút.

    Sau 3-5 phút, lại cho toàn bộ phần nước sốt vào chảo đảo đều cùng tôm và rim trong khoảng 5 phút. Đun cho đến lúc phần nước sốt trở nên sền sệt thì nêm nếm cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.

    Rắc1 ít hạt tiêu xay và cho phần gừng tỏi đã phi thơm lúc trước lên trên mặt tôm để nâng hương vị của món ăn. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món ăn và có thể thưởng thức rồi.

  5. Thành phẩm

    Món tôm sú sốt bơ tỏi mang  màu đỏ cam vô cùng bắt mắt cùng với hương thơm ngào ngạt từ bơ tỏi. Thịt tôm sú ngấm gia vị và nước sốt đậm đà, khi ăn các bạn có thể cảm nhận được trọn vẹn các hương vị chua, cay, mặn, ngọt. Có thể ăn kèm món này với cơm trắng, sẽ rất tuyệt.

Cách bảo quản tôm sú tươi

Cách bảo quản tôm sú sống

Để có thể bảo quản tôm sú tươi sống thì đòi hỏi phải có nhiều kỹ thuật chuyên môn.

Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị nguồn nước sạch, tĩnh hoặc chỉ gợn sóng lăn tăn. Tiếp đó, cho tôm sú tươi sống vào nguồn nước này và chú ý, bọc lưới để ngăn không cho tôm sú nhảy bật ra ngoài. Hơn nữa, mật độ tôm giữ trong nước phải dưới 300 con/m3 và cần có máy bơm oxi cho tôm.

Những kĩ thuật này đều khá phức tạp, yêu cầu chuyên môn cao và các dụng cụ, thiết bị chuyên dụng. Vì vậy, chỉ có các cơ sở kinh doanh, nhà hàng lớn mới thực hiện cách bảo quản này.

 

Cách bảo quản tôm trong tủ lạnh

Bảo quản tôm sú trong tủ lạnh là cách đơn giản và tiện lợi nhất nhất để bảo quản tôm sú tại nhà.

Bảo quản tôm sú trong tủ lạnh là cách đơn giản và tiện lợi nhất nhất để bảo quản tôm sú tại nhà.

Đầu tiên, bạn cần sơ chế sạch tôm bằng cách nhặt bỏ râu, vệ sinh thân tôm bằng bàn chải rồi rửa lại với nước sạch. Để cho tôm sú ráo nước tầm 10 phút trước khi cho vào tủ đông đá.

Khi tôm đã khô ráo, lấy các hộp thực phẩm sạch, có nắp, khô ráo và cho tôm vào, đậy kín nắp rồi cho vào ngăn tủ đông. Vi khuẩn sẽ khó phát triển ở nhiệt độ thấp nên tôm sú có thể được bảo quản lâu dài hơn.

Tuy nhiên, ăn tôm sú tươi vẫn ngon hơn rất nhiều so với tôm sú được trữ đông lâu ngày. Bởi vậy, bạn chỉ nên bảo quản tôm sú trong ngăn đông tối đa 2 tuần.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về tôm sú, đặc điểm của tôm sú, cách phân biệt các loại tôm sú và phân biệt với tôm thẻ, các món ngon từ tôm sú và cách bảo quản tôm sú hiệu quả. Hy vọng rằng các bạn đã có những kiến thức bổ ích!



0916526868
chat-active-icon