25 Th1 Trà dưỡng tâm có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Mục lục
Trà dưỡng tâm là gì?
Trà dưỡng tâm là trà kết hợp hài hòa giữa các loại thảo dược gồm có nụ hoa tam thất, hoa cúc chi, hoa bát tiên, táo đỏ, câu kỷ tử, hoa đậu biếc, cỏ ngọt. Bởi vậy, công dụng của trà dưỡng tâm chính là tổng hợp các công dụng của từng thành phần có trong đó. Hãy cùng Vườn nhà mình tìm hiểu về tác dụng của từng loại thảo dược có trong trà dưỡng tâm nhé!
Nụ hoa tam thất
Nụ hoa tam thất đã được dùng trong dân gian từ lâu nay như một vị thuốc giúp điều trị mất ngủ, huyết áp cao, mỡ máu… Vì dược liệu này có vị ngọt tính mát, lại chứa hoạt chất nhân sâm rb1 rb2 nên có các đặc tính khá giống với nhân sâm.
Mô tả nụ hoa tam thất
Hoa tam thất là một bộ phận ở phía trên của cây tam thất – cây thân thảo, sống ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp. Thời điểm thu hái nụ hoa tam thất là vào khoảng tháng 6- 8 hàng năm. Nụ hoa tam thất có màu lục nhạt, đường kính từ 3-5 cm. Nhiều người thường bị nhầm giữa nụ hoa tam thất và hoa tam thất.
Về thành phần hóa học, nụ hoa tam thất có hoạt chất nhân sâm rb1, rb2 – tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, giúp an thần. Ngoài ra, nụ tam thất còn chứa 16 axit amin như phenylalanin, leucin, valin, prolin,… các chất vô cơ như Fe và Ca…
Tác dụng của nụ hoa tam thất
- Hỗ trợ giảm chứng mất ngủ
Trong nụ hoa tam thất có chứa Saponin ginsenoid thuộc nhóm Rb. Đây là chất có công dụng hỗ trợ an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ vì hoạt chất này có khả năng giúp ức chế khu thần kinh trung ương, tăng lưu thông máu.
- Tốt cho người bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao
Những nụ hoa tam thất khoảng tầm 3 năm sẽ chứa nhiều hoạt chất rutin. Đây là một loại vitamin P giúp tăng sức chịu đựng của mạch máu, cải thiện tình trạng của những người có tiền sử bị huyết áp cao, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não.
- Tốt cho người bị tiểu đường và mỡ máu
Hoạt chất GS4 có trong nụ hoa tam thất sẽ tác động vào cả 4 quá trình sau đây nếu sử dụng hàng ngày: giúp giảm hấp thu đường ở ruột; hỗ trợ tăng men sử dụng đường ở mô cơ; tăng khả năng bài tiết cholesterol qua phân, giảm cholesterol, lipid trong máu và trong gan, từ đó không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn ổn định đường huyết, ngăn chặn các biến chứng tiểu đường và mỡ máu.
- Hỗ trợ giải độc và bảo vệ gan
Nụ tam thất có tính bình, giúp giải nhiệt, thải độc gan. Sử dụng nụ hoa tam thất thường xuyên sẽ giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân có hại. Đồng thời, nụ hoa này rất có lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh lí về gan như nóng trong, vàng da, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
- Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về tim mạch
Nụ tam thất có chứa chất Noto ginsenosid, giúp giãn mạch, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Khi hấp thu vào cơ thể hoạt chất này, lượng homocysteine ở trong máu sẽ được giảm bớt, nhờ đó, giúp giảm các biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, co thắt ngực…
- Hỗ trợ giảm cân
Hoa tam thất giúp kiểm sóat và giảm lượng cholesterol trong máu cũng như cân bằng lượng mỡ trong cơ thể. Vì vậy, uống nụ tam thất mỗi ngày cũng hỗ trợ họat động trao đổi chất của cơ thể, thanh lọc cơ thể, từ đó giúp quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
Lưu ý khi sử dụng nụ hoa tam thất
– Người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp không được dùng.
– Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng nụ hoa tam thất.
– Người có tiền sử bị dị ứng với nụ tam thất, bị đau bụng, đi ngoài khi dùng thì nên ngừng lại.
Hoa cúc chi
Đặc điểm hoa cúc chi
Hoa cúc chi còn được gọi với tên khác là kim cúc. Không chỉ thường được dùng để trang trí nhà cửa mà còn có thể được sử dụng để làm dược liệu chữa nhiều bệnh khác nhau. Tênkhoa học của hoa cúc chi là Chrysanthemum indicum L, thuộc họ cúc Asteraceae.
Hoa cúc chi có tác dụng gì?
- Kháng viêm hiệu quả
Trong hoa cúc chi có chứa một hoạt chất tên là bisabolol có công dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, ngăn ngừa những phản ứng viêm nhiễm. Người bị viêm da có thể dùng tinh dầu hoa cúc để làm vết thương chóng lành hơn.
- Tiêu đờm, giảm ho
Nhờ có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt các loại vi khuẩn mà người ta cũng có thể dùng hoa cúc chi để trị các bệnh cảm cúm thông thường. Hơn nữa, dùng hoa cúc chi còn giúp giảm ho và hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên.
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Hoa cúc chi có chứa thành phần apigenin có khả năng ngăn ngừa các tế bào ung thư hình thành và phát triển. Vì vậy, những ngời đang điều trị hoặc muốn phòng ngừa ung thư thường được khuyên sử dụng dược liệu này.
- Kiểm soát lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Các nghiên cứu đã cho thấy bệnh nhân bị tiểu đường nếu sử dụng trà hoa cúc thi có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
- Tăng cường họat động của hệ tiêu hóa
Bởi vì trà hoa cúc có tác dụng kháng viêm cao nên rất có lợi cho người bệnh bị viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, sử dụng hoa cúc chi còn giúp loại bỏ triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa khó chịu như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Điều trị lo âu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Bởi hoa cúc chi chứa nhiều chất giúp xoa dịu thần kinh nên giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Vì thế, người bị mất ngủ hoặc gặp các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ hay được khuyến cáo sử dụng loại trà này. Hơn nữa, uống trà hoa cúc chi còn có thể giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng hiệu quả.
Cần lưu ý gì khi sử dụng dược liệu hoa cúc chi?
Chỉ nên sử dụng hoa cúc chi sau các bữa ăn, hoặc có thể dùng trước khi ăn trừ khi kết hợp cùng các vị thuốc khác. Bởi vậy, tránh sử dụng hoa cúc chi một mình khi bụng đói.
Những người có cơ địa mẫn cảm với các loại phấn hoa, và tinh dầu hoặc các loại hoa thì cần phải cẩn thận khi dùng.
Nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu hay thuốc chống trầm cảm thì tránh sử dụng cúc chi. Hoa cúc chi có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này. Nếu muốn dùng thì các bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
Chỉ khi có chỉ định của bác sĩ thì mới được phép dùng hoa cúc chi cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Không nên dùng hoa cúc chi cho trẻ sơ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Về liều lượng dùng hoa cúc chi, cần hỏi kĩ và tuân theo lời dặn của bác sĩ để tránh ngộ độc và các tác dụng phụ không mong muốn.
Hoa bát tiên
Trà Bát Tiên là loại trà được du nhập vào Việt Nam từ Đài Loan vào năm 2003. Cây trà này được lai tạo với giống trà địa phương tạo ra giống trà dễ thích nghi với khí hậu trong nước hơn. Tuy nhiên, cái Bát Tiên vẫn được giữ lại.
Trà Bát Tiên vốn dĩ được dùng để chế biến ra trà Ô long ở nhiều vùng cung cấp trà Ô long nổi tiếng như Đài Loan, Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc). Khi cây Trà Bát Tiên được trồng thử nghiệm ở Việt Nam và sau đó được nhân rộng ở Thái Nguyên, người dân khu vực này lại sản xuất trà này theo cách thức tương tự trà xanh. Kết quả là chúng ta đã tạo ra một giống trà ngon chứa đựng những nét đặc trưng riêng.
Trà Bát Tiên có cọng trà lớn và xốp hơn các loại trà khác. Phần cánh trà Bát Tiên cũng có lông trắng ở phần tôm dù mật độ lông không nhiều như Trà Shan Tuyết. Nước trà Bát Tiên có màu vàng đỏ, thơm và là sự hòa quyện tuyệt vời giữa ba vị đắng chát ngọt.
Công dụng của trà bát tiên
Trà hoa bát tiên là một loại trà quý có nhiều công dụng cho sức khỏe như bổ gan, thận, xoa dịu mệt mỏi, chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến, chống béo phì…
Chè bát tiên được làm từ giống cây trà Bát Tiên yêu cầu rất nhiều công chăm sóc. Trà thơm Bát tiên có mùi thơm, vị ngon, không có lắng cặn và không khiến ấm chén bị mốc, ố, hoặc vàng. Ngậm trà bát tiên lâu trong cổ họng thì sẽ dần thấy vị ngọt dần của trà.
- Trà bát tiên có công dụng thanh nhiệt, giảm béo, cung cấp vitamin B1, A, B2, B6, K, C, PP…
- Giúp bổ gan, thận, xoa dịu mệt mỏi
- Chống oxi hóa, ngăn chặn bệnh ung thư tiền liệt tuyến, đem lại làn da khỏe mạnh, phòng ngừa béo phì
- Không gây mất ngủ, ngon
- Giúp ăn ngon, ngủ tốt, làm mát gan thận, hỗ trợ điều hòa cơ thể đối với người có nội tiết kém.
- Làm đẹp da, ngăn ngừa thâm nám và giảm đau bụng kinh
Táo đỏ
Táo đỏ là loại quả tương đối quen thuộc với người Việt. Táo đỏ hay được sử dụng như một vị thuốc, vậy bạn có biết công dụng thực sự của táo đỏ là gì và dùng táo đỏ đúng cách không?
Quả táo đỏ có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Nam Á nhưng hiện nay loại quả này đã phổ biến ở khắp nơi tên thế giới. Những quả táo đỏ mọc trên cây bụi hoặc cây có hoa lớn. Quả táo đỏ chí mang màu đỏ sẫm hoặc tím, phần vỏ ngoài có thể hơi nhăn.
Vì táo đỏ mang hương vị ngọt ngào và có kết cấu dai nên người ta thường sấy khô và dùng táo đỏ trong bánh kẹo và các món tráng miệng ở châu Á.
Trong y học, người ta sử dụng táo đỏ rộng rãi nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm lo lắng, mệt mỏi.
Dinh dưỡng trong táo đỏ
Quả táo đỏ chứa ít calo nhưng lại rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Trong 100 gam táo đỏ (chừng 3 quả) có chứa:
- Calo: 79
- Chất đạm: 1 gram
- Chất béo: 0 gram
- Carb: 20 gram
- Chất xơ: 10 gram
- Vitamin C: 77% giá trị hàng ngày (DV)
- Kali: 5% giá trị hàng ngày
Do có chứa hàm lượng chất xơ cao và calo thấp nên táo đỏ được coi là món ăn nhẹ ngon lành và an toàn. Táo đỏ chỉ chứa lượng nhỏ một số loại vitamin nhưng lại có hàm lượng vitamin C khá cao. Đây là vitamin quan trọng có khả năng chống oxy hóa và cải thiện hệ miễn dịch. Táo đỏ cũng chứa một lượng kali vừa phải – loại vitamin thiết yếu trong kiểm soát cơ bắp và cân bằng điện giải. Bên cạnh đó, táo đỏ còn chứa carbonhydrates ở dạng đường tự nhiên – cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Từ lâu nay, người ta đã sử dụng táo đỏ trong y học thay thế để hỗ trợ điều trị các tình trạng mất ngủ và lo âu. Nhiều nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm cho thấy quả táo đỏ có thể đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe ấn tượng. Đặc biệt là tác dụng đối với hệ thần kinh, hệ miễn dịch và hoạt động tiêu hóa.
- Giàu chất chống oxy hóa
Quả táo đỏ có chứa hàm lượng cao một số chất chống oxy hóa, ví dụ như flavonoid, polysaccharid và axit triterpenic. Hàm lượng vitamin C cao có trong quả táo đỏ cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa hữu hiệu.
Chất chống oxy hóa là các hợp chất có khả năng ngăn chặn các tác nhân gây hại – các gốc tự do dư thừa. Các gốc tự do được xem như tác nhân chủ yếu gây ra các bệnh mãn tính, trong đó có bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy flavonoid – một chất chống oxy hóa có trong táo đỏ đã giúp giảm bớt căng thẳng và tình trạng viêm nhiễm ở gan gây ra bởi các gốc tự do.
Trên thực tế, phần lớn những lợi ích của quả táo đỏ được cho là nhờ vào hàm lượng lớn chất chống oxy hóa có trong đó.
- Táo đỏ có tác dụng cải thiện giấc ngủ và chức năng não
Trong y học, người ta hay dùng táo đỏ tươi và táo đỏ khô để cải thiện chất lượng giấc ngủ và chức năng thần kinh.
Khi người ta cho chuột sử dụng chiết xuất từ hạt và quả táo đỏ, thời gian và chất lượng giấc ngủ của chúng đã tăng lên. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê đơn táo đỏ đối với các trường hợp hay bị lo lắng.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm đã chỉ ra khả năng cải thiện trí nhớ và bảo vệ tế bào não khỏi các hợp chất phá hủy thần kinh của táo đỏ.
Trong nghiên cứu trên chuột, người ta còn phát hiện ra rằng chiết xuất từ hạt táo đỏ có thể hỗ trợ điều trị chứng mất trí nhớ do Alzheimer’s.
- Táo đỏ có công dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống lại tế bào ung thư
Táo đỏ có thể cải thiện hệ miễn dịch cũng như ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Một nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra rằng polysaccharides có trong táo đỏ là một loại đường tự nhiên. Loại đường này có đặc tính chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do, trung hòa tế bào gây hại và giảm viêm, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu khác tìm thấy chất xơ lignins trong táo đỏ. Chất này có đặc tính chống oxy hóa, kích thích sản xuất tế bào miễn dịch và đẩy nhanh khả năng trung hòa các hợp chất có hại. Ở một nghiên cứu trên chuột, người ta nhận ra chiết xuất táo đỏ giúp tăng cường tế bào miễn dịch. Các tế bào này được gọi là tế bào tiêu diệt tự nhiên, có khả năng loại bỏ các tế bào xâm lược gây hại.
Quả táo đỏ cũng có hàm lượng vitamin C rất cao – có đặc tính phòng chống ung thư mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu trong ống nghiệm đã tìm thấy khả năng tiêu diệt một số loại tế bào ung thư của chất chiết xuất từ quả táo đỏ. Đặc biệt là các loại ung thư buồng trứng, cổ tử cung, vú, gan, ruột kết và ung thư da.
Nhiều nhà nghiên cứu tin tưởng rằng các tác dụng này chủ yếu đến từ các hợp chất chống oxy hóa có trong táo đỏ. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu này chỉ mới được thực hiện trên động vật hoặc trong ống nghiệm. Vì vậy, cần phải thực hiện thêm các nghiên cứu trên con người trước khi đưa ra kết luận chắc chắn.
- Táo đỏ có tác dụng cải thiện tiêu hóa
Vì táo đỏ có hàm lượng chất xơ cao nên có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Chất xơ có trong táo đỏ giúp làm mềm và thêm khối lượng vào phân, đẩy nhanh tốc độ di chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.
Không chỉ vậy, chất chiết xuất từ táo đỏ có khả năng tăng cường niêm mạc dạ dày và ruột. Bởi vậy, dùng táo đỏ có thể giảm tác động của các loét, vết thương và vi khuẩn có hại cư trú trong ruột.
Trong một nghiên cứu trên chuột, những con chuột bị viêm đại tràng được sử dụng chiết xuất polysaccharide của táo đỏ có niêm mạc ruột khỏe mạnh hơn, giúp giảm nhẹ các triệu chứng tiêu hóa.
Cuối cùng, chất xơ của táo đỏ có làm thức ăn cho các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhờ đó, giúp chúng phát triển và vượt qua các vi khuẩn có hại.
Tác dụng phụ của táo đỏ
Quả táo đỏ rất an toàn đối với phần đông người sử dụng. Tuy nhiên, những ngườin đang sử dụng thuốc chống trầm cảm venlafaxine hoặc các chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine khác (SSNRIs) thì cần tránh ăn táo đỏ vì nó có thể tương tác không tốt với những loại thuốc kể trên.
Hơn nữa, một nghiên cứu trên chuột cho thấy chuột bị co giật và đang sử dụng các loại thuốc như phenytoin, phenobarbitone và carbamazepine nếu được bổ sung táo đỏ sẽ cải thiện tình trạng tốt hơn.
Tóm lại, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng táo đỏ nếu đang uống các loại thuốc này.
Ăn táo đỏ đúng cách
Quả táo đỏ có kích cỡ nhỏ và vị ngọt. Khi được sấy khô, táo đỏ có kết cấu dai và vị khá tương đồng với quả chà là. Quả táo đỏ ở dạng tươi có vị ngọt như táo và có thể dùng như một món ăn nhẹ bổ dưỡng.
Táo đỏ sấy khô cũng được bán rộng rãi để làm thành phần trong các món tráng miệng hoặc để ăn như món ăn vặt, đặc biệt là ở châu Á. Tuy nhiên, cần nhớ rằng trái cây khô chứa hàm lượng calo cao hơn dạng tươi và còn chứa nhiều đường nữa nên bạn chỉ được ăn một lượng vừa phải trong chế độ ăn hàng ngày.
Bạn có thể cắt lát ít táo đỏ khô để pha cùng một chút kỷ tử. Trà táo đỏ – kỷ tử có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, giúp cơ thể thư giãn,… Bên cạnh đó, dùng táo đỏ khô cùng với nhiều nguyên liệu khác có thể mang đến những món ăn rất bổ dưỡng.
Câu kỷ tử
Câu kỷ tử là phần quả chín được phơi khô của cây khởi tử (tên khoa học Lycium barbarum L). Trong vài năm trở lại, câu kỷ tử được nhiều người khen ngợi là siêu thực phẩm vì có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và thậm chí cả ung thư. Bên cạnh đó, câu kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh nên có thể chống lão hóa. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng và cách sử dụng câu kỉ tử.
Giá trị dinh dưỡng của câu kỷ tử
Câu kỷ tử (còn có tên là kỷ tử đỏ) có vị đắng và hơi chua chua nhưng sau đó có thể cảm nhận được chút vị ngọt. Có thể dùng câu kỷ tử ở cả dạng tươi và dạng khô. Đặc biệt, kỷ tử sấy khô được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao bởi vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như:
- Sắt
- Kẽm
- Chất xơ
- Vitamin C
- Vitamin A
- Chất chống oxy hóa
Không chỉ vậy, câu kỷ tử còn mang đến 8 loại axit amin thiết yếu. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng dùng 120g câu kỷ tử sẽ đem lại 10% lượng protein cơ thể cần hàng ngày. Các carbohydrate có trong câu kỷ tử thuộc dạng carbon phức, có nghĩa là nó có khả năng điều chỉnh lượng đường huyết và ngăn chặn nguy cơ bị mệt mỏi do hấp thụ lượng lớn carbohydrate (sugar crash).
Câu kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe
- Tăng cường thị lực
Quả kỷ tử đặc biệt có hàm lượng chất zeaxanthin cao. Đây là một chất chống oxy hóa được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời đối với đôi mắt. Sử dụng câu kỷ tử được coi là một phương pháp điều trị tự nhiên đối với bệnh nhân lớn tuổi bị bệnh thoái hóa điểm vàng. Zeaxanthin có trong quả mọng cũng có khả năng bảo vệ đôi mắt khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím, các gốc tự do và nhiều dạng trầm cảm.
- Câu kỷ tử giúp giảm cân
Câu kỷ tử có lượng calo thấp và rất giàu chất dinh dưỡng nên bạn có thể thêm quả này trong chế độ ăn kiêng, giảm cân của mình. Ngoài ra, do chứa lượng đường thấp mà lại có nhiều chất xơ nên khi ăn câu kỷ tử, người ta vẫn thấy no dù không hấp thụ nhiều calo – tác nhân gây tăng cân.
- Câu kỷ tử có tác dụng cải thiện khả năng tình dục
Từ lâu nay, câu kỷ tử đã được nhiều người biết đến với công dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe sinh sản của phái nam. Một nghiên cứu đã chỉ ra các công dụng của câu kỷ tử trong việc:
-
- Cải thiện năng lựuc tình dục
- Cải thiện nồng độ testosterone
- Tăng khả năng di chuyển và số lượng tinh trùng
- Kéo dài thời gian cương cứng và phản ứng xuất tinh.
Các bác sĩ cũng đề xuất sử dụng quả câu kỷ tử như là một giải pháp thay thế cho các phương thuốc điều trị rối loạn cương dương, ví dụ như Viagra.
- Công dụng của kỷ tử: chống trầm cảm
Không chỉ giàu vitamin B và C mà câu kỷ tử còn chứa nhiều mangan và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này đều có thể làm tăng năng lượng tích cực của bạn. Bởi vậy, trong y học cổ truyền của Trung Quốc , người ta sử dụng loại quả mọng này để điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn cảm xúc khác.
- Thải độc gan
Người ta cũng thường kết hợp các loại quả mọng với nhiều loại thảo mộc truyền thống khác như cam thảo và nấm linh chi để giúp làm sạch, thải độc gan. Theo dân gian, câu kỷ tử mang lại nhiều lợi ích cho cả gan và thận, giúp phục hồi sức khỏe cũng như thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Vào những ngày khí trời nóng nực, uống một bình trà câu kỷ tử có thể giúp hạ hỏa và tăng cường sinh khí nhé.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch khỏe mạnh và khả năng ngăn ngừa cảm cúm theo mùa luôn đi đôi với nhau. Các vitamin có trong câu kỷ tử có công dụng nâng cao hiệu quả của vắc xin cúm. Khả năng này rất hữu ích bởi không phải lúc nào vắc xin cũng có thể bảo vệ bạn 100% khỏi sự tấn công của vi rút.
- Hỗ trợ giảm đau
Do câu kỷ tử có đặc tính chống viêm nên có thể giúp đẩy lùi một số cơn đau, ví dụ như đau khớp. Dù vậy, đến bây giờ vẫn chưa có đầy đủ thông tin có thể chứng minh rằng câu kỷ tử sẽ giúp ngăn ngừa hoặc giảm tình trạng đau cơ bắp.
- Câu kỷ tử làm đẹp da
Bạn lo âu bởi làn da sậm màu và có nhiều nốt thâm hay các vết nhăn đáng ghét? Vậy thì không cần phải buồn bã nữa bởi vị cứu tinh câu kỷ tử đã xuất hiện rồi. Bởi vì câu kỷ tử có chứa hàm lượng cao các chất như vitamin C, beta carotene và axit amin nên có khả năng điều trị nám da rất hiệu quả. Những hợp chất này đều có thể hỗ trợ giảm thiểu sự hiện diện của hắc sắc tố, nhờ đó làn da của bạn sẽ trở nên trắng sáng, hồng hào, mịn màng.
Ngoài cách ăn trực tiếp, bạn cũng có thể nghiền nhỏ một vài quả kỷ tử rồi trộn đều cùng sữa chua và đắp hỗn hợp này lên mặt. Để mặt nạ yên trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa sạch mặt với nước lạnh. Đắp mặt nạ này đều đặn hàng ngày sẽ đem lại kết quả tốt nhất cho làn da.
Chưa dừng lại ở đó, nếu bạn đang bị mụn tấn công thì ngoài cách đắp mặt nạ bên ngoài, bạn có thể đào thải độc tố từ bên trong và bảo vệ làn da mịn màng, không bi mụn bằng cách uống thêm trà câu kỷ tử.
- Giúp tóc nhanh dài
Khi bạn bị rụng tóc, bạn hãy nghĩ ngay đến vitamin A. Vitamin A là loại chất có tác dụng cải thiện khả năng lưu thông máu trên cơ thể và da đầu, nhờ đó kích thích tóc nhanh dài, khỏe mạnh và ngăn ngừa tóc bị khô xơ, gãy yếu. Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, câu kỷ tử rất giàu vitamin C, mà chất này lại giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả nên đây là một yếu tố cần thiết cho tóc phát triển nhanh và khỏe mạnh.
- Cải thiện sức khỏe của phổi
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi tiêu thụ câu kỷ tử trong khoảng 1 tháng, các triệu chứng như viêm phổi đã giảm và hoạt động của bạch cầu chống lại các bệnh về phổi như cúm, hen suyễn…được tăng cường.
Hợp chất polysacarid có trong câu kỷ tử được các chuyên gia đánh giá cao bởi đặc tính ngăn ngừa tăng huyết áp. Trên thực tế, các bài thuốc y học cổ truyền đã sử dụng câu kỷ tử để giúp bệnh nhân điều chỉnh huyết áp, giữ cho huyết áp ở mức ổn định và ngăn ngừa các bệnh liên quan.
Những lưu ý khi dùng câu kỷ tử
Dù câu kỷ tử rất tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có một số điều các bạn cần lưu ý khi sử dụng quả câu kỷ tử, chẳng hạn như:
- Tương tác với thuốc
Câu kỷ tử có thể có tương tác không tốt với một số loại thuốc. Không nên dùng câu kỷ tử nếu đang sử dụng warfarin (chất làm loãng máu). Bên cạnh đó, câu kỷ tử còn có thể tương tác không tốt với một số loại thuốc trị bệnh tiểu đường và thuốc trị cao huyết áp. Bởi vậy, để sử dụng an toàn và không gặp tác dụng phụ không mong muốn, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Gây dị ứng
Đối với những đối tượng bị dị ứng phấn hoa, cần phải tránh xa quả câu kỷ tử. Câu kỷ tử có thể khiến bạn bị nhạy cảm ánh sáng, khi đó, các phát ban sẽ hình thành trên da nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Nguy hiểm với mẹ bầu
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được phép ăn quả câu kỷ tử bởi chúng có thể gây ra nguy cơ bị sẩy thai. Hơn nữa, phụ nữ đang cho con bú ăn quả câu kỷ tử sẽ có tác động không tốt đến khả năng tiết sữa.
Hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc còn có nhiều tên gọi khác như bông biếc, hoa đậu bếp, hoa đậu tím. Tên khoa học của hoa đậu biếc là Clitoria Ternatea, xuất hiện nhiều ở các quốc gia châu Á. Đây là loại cây thân leo có bông hoa màu xanh tím đặc trưng.
Hoa đậu biếc hay được phơi khô và hãm với nước sôi để làm thành trà hoa đậu biếc. Loại trà này có màu sắc rất đẹp và mang đến nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp. Ngoài ra, người ta còn phơi khô và tán nhuyễn hoa đậu biếc thành bột để sử dụng trong chế biến thức ăn và đồ uống nhằm tạo ra màu sắc bắt mắt.
Uống trà hoa đậu biếc có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Hoa đậu biếc có các thành phần chính là anthocyanin và cliotide,nhờ đó, nó mang lại những tác dụng sau:
- Cải thiện sức khỏe não bộ: Hoạt chất proanthocyanidin có trong hoa đậu biếc đem lại lợi ích cho hệ thần kinh trung ương vì nó giúp máu lưu thông lên não dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chất acetylcholine giúp cải thiện trí nhớ và giải quyết các vấn đề sức khỏe của não.
- Hạ sốt, giảm đau: Hạt và rễ của cây hoa đậu biếc có vị rất đắng nên dùng trà hoa đậu biếc lúc bị sốt, cảm sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Từ đó, cơ thể sẽ hạ sốt và giải cảm nhanh chóng, hiệu quả mà lại vẫn an toàn.
- Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da: hoa đậu biếc có chứa hoạt chất flavonoid, đây là chất có khả năng loại bỏ các tế bào gốc tự do, ức chế quá trình phá hủy protein trên da. Vì vậy, trà hoa đậu biếc có tác dụng ngăn ngừa lão hóa ở phụ nữ. Thêm vào đó, hoạt chất anthocyanin giúp thúc đẩy sản sinh collagen và elastin, giúp cho làn da khỏe đẹp và tăng khả năng đàn hồi. Chất quercetin có trong hoa đậu biếc cũng giúp giữ ẩm cho làn da.
- Bảo vệ thị lực: Trà hoa đậu biếc rất có lợi đối với đôi mắt, cải thiện thị lực và bảo vệ mắt khỏi các tình trạng như đục thủy tinh thể. Hoa đậu biếc có được tác dụng này là bởi có chứa hoạt chất proanthocyanidin, giúp tăng cường lưu thông máu đến mắt.
- Giảm căng thẳng, trầm cảm: Hoạt chất anthocyanin được tìm thấy trong hoa đậu biếc còn có khả năng nâng cao miễn dịch, giảm tình trạng căng thẳng, lo âu, giúp an thần và phòng ngừa trầm cảm.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Hoạt chất flavonoid còn có khả năng kích thích sản sinh insulin. Bởi vậy, uống trà hoa đậu biếc hàng ngày có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và giảm thiểu các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Một nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ hoa đậu biếc có thể loại bỏ cholesterol xấu trong máu. Từ đó, giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch như bệnh huyết áp, xơ cứng mạch máu, bệnh mạch vành, cục máu đông.
- Giảm cân: Trà hoa đậu biếc là đồ uống tuyệt vời dành cho những người muốn giảm cân bởi hoa đậu biếc có chứa hoạt chất anthocyanin. Đây là chất có khả năng ức chế chuyển hóa lipid, ngăn ngừa mỡ tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, hoa đậu biếc còn có hợp chất EGCG giúp đốt cháy calo nhanh chóng hơn, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
- Kháng viêm, chống sưng, thải độc, thanh nhiệt: Hoa đậu biếc có hàm lượng chất chống oxy hóa cao (không thua kém gì trà xanh) nên uống trà hoa đậu biếc có thể giúp cơ thể tăng khả năng kháng viêm, chống chọi các bệnh mãn tính. Hơn nữa, trà hoa đậu biếc cũng giúp đào thải độc tố ở gan, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Bởi có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên hoa đậu biếc có khả năng tiêu diệt các tế bào gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa các bệnh ung thư. Không chỉ vậy, một số hoạt chất trong hoa đậu biếc cũng có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, do đó, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Uống hoa đậu biếc lúc nào, liều dùng như thế nào?
Đối với những đối tượng có mong muốn giảm cân, nên uống trà hoa đậu biếc sau khi ăn và trước lúc đi ngủ là tốt nhất. Uống trà hoa đậu biếc vào hai thời điểm này sẽ giúp loại bỏ mỡ thừa hiệu quả và giúp an thần, đem lại giấc ngủ ngon.
Tuy nhiên, chỉ nên dùng 5-10 hoa đậu biếc tươi (tương đương với 1 – 2 gam hoa khô) pha cùng với 300 – 500ml (khoảng 1 – 2 ly) để uống mỗi ngày. Không sử dụng quá liều lượng nếu không sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý khi sử dụng trà hoa đậu biếc
Tương tự như nhiều loại trà thảo dược khác, không nên uống quá liều lượng trà hoa đậu biếc. Hơn nữa, cần lưu ý những điểm sau đây trước khi sử dụng trà hoa đậu biếc:
- Phụ nữ có thai tuyệt đối không uống trà hoa đậu biếc bởi vì hoạt chất có trong trà này sẽ kích thích tử cung co bóp mạnh, và do đó ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Hạt của cây hoa đậu biếc có thể tạo ra cảm giác buồn nôn, tình trạng nôn, tiêu chảy, nhất là đối với trẻ em.
- Người bị bệnh huyết áp thấp không nên sử dụng trà hoa đậu biếc. Dùng loại trà này có thể gây tụt huyết áp mạnh và nhiều triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng.
- Phụ nữ đang trong kì kinh nguyệt hoặc người sắp phẫu thuật tránh uống trà hoa đậu biếc bởi hoa đậu biếc tăng cường lưu thông máu, khiến dễ mất máu hơn.
- Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu cũng không được phép uống trà hoa đậu biếc do chất trong trà này sẽ hạn chế kết tụ tiểu cầu.
Cây cỏ ngọt
Cỏ ngọt là một chất tạo ngọt tự nhiên được lấy từ lá của cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana). Nhiều người muốn giảm cân chọn cỏ ngọt vì nó không những không chứa calo lại còn ngọt hơn 200 lần so với đường.
Cỏ ngọt cũng đem đến một số lợi ích cho sức khỏe, có thể kể đến giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Tuy vậy, các sản phẩm cỏ ngọt được bày bán trên thị trường có chất lượng khác nhau. Trên thực tế, nhiều loại cỏ ngọt được tinh chế cao và kết hợp với các chất tạo ngọt khác – ví dụ như như erythritol, dextrose và maltodextrin. Những loại này có thể làm thay đổi tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe. Trong khi đó, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tính an toàn của các loại cỏ ngọt ít được chế biến hơn.
Các loại sản phẩm cỏ ngọt
Cỏ ngọt có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào phương pháp chế biến và thành phần. Ví dụ, một số sản phẩm phổ biến – có thể kể đến Cỏ ngọt ở dạng thô và Truvia. Đây là hỗn hợp cỏ ngọt nằm trong nhóm những dạng cỏ ngọt được chế biến nhiều nhất.
So với hỗn hợp cỏ ngọt, người ta dùng nhiều phương pháp chế biến tương tự nhau để chế biến chiết xuất tinh khiết. Tuy nhiên, các loại này không được kết hợp với chất tạo ngọt hoặc cồn đường khác.
Trái với các loại kể trên, lá cỏ ngọt xanh là dạng cỏ ngọt ít qua chế biến nhất. Nó được chế biến từ lá cỏ ngọt đã được sấy khô và nghiền nhỏ. Dù người ta xem dạng sản phẩm lá xanh là tinh khiết nhất, nhưng lại ít được nghiên cứu hơn so với chiết xuất tinh khiết và Reb A. Vì vậy, tính an toàn của nó vẫn chưa được nghiên cứu kĩ càng.
Tính an toàn và liều dùng của cỏ ngọt
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận Steviol glycoside – chiết xuất từ cây cỏ ngọt giống như Reb A là loại an toàn. Điều này đồng nghĩa với việc Steviol glycoside có thể được dùng trong các sản phẩm thực phẩm và bán trên thị trường Hoa Kỳ.
Trong khi đó, các loại cỏ ngọt toàn lá hay chiết xuất từ cỏ ngọt thô hiện không được FDA cấp phép sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm bởi vì còn thiếu dữ liệu.
Các cơ quan quản lý như FDA, Ủy ban Khoa học về Thực phẩm (SCF) và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) nhận định mức tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận đối với steviol glycoside là lên đến 4 mg mỗi kg.
Dù rằng nhiều sản phẩm cỏ ngọt thường được biết đến rộng rãi là sản phẩm an toàn nhưng đã có một số nghiên cứu cho thấy chất tạo ngọt này có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đối với một số đối tượng. Người dùng cần cân nhắc liều lượng dùng phù hợp tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hoặc tuổi tác.
Tiểu đường
Bệnh nhân bị tiểu đường có thể sử dụng cỏ ngọt thay thế cho đường nhưng cần thận trọng với sản phẩm họ dùng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cỏ ngọt an toàn và có ảnh hưởng tích cực trong việc kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân mắc tiểu đường type 2. Trên thực tế, có một nghiên cứu quy mô nhỏ về tác động của cỏ ngọt với 12 bệnh nhân tiểu đường type 2. Kết quả là dùng cỏ ngọt cùng với bữa ăn sẽ giúp giảm lượng đường trong máu nhiều hơn so với nhóm đối chứng dùng cùng một lượng tinh bột ngô.
Tương tự, có một nghiên cứu kéo dài 8 tuần trên chuột mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này chỉ ra rằng chiết xuất từ cây cỏ ngọt có thể giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1C – đường máu trung bình trong 3 tháng – hơn 5% so với những con chuột được ăn chế độ ăn kiểm soát đường máu.
Lưu ý rằng có một số hỗn hợp cỏ ngọt lại chứa các loại chất tạo ngọt khác – như là dextrose và maltodextrin. Đây là những chất có thể làm tăng lượng đường trong máu. Những bệnh nhân bị tiểu đường có thể sử dụng những sản phẩm này ở mức độ vừa phải hoặc không là dạng chiết xuất cỏ ngọt nguyên chất thì mới đảm bảo lượng đường trong máu an toàn.
Phụ nữ mang thai
Vẫn chưa có nhiều bằng chứng về sự an toàn của cỏ ngọt đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng nếu sử dụng chất làm ngọt này – ở dạng steviol glycoside như Reb A vừa phải thì sẽ không ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản hoặc thai nhi. Ngoài ra, các cơ quan chức trách đã nhận định glycoside steviol tương đối an toàn cho người lớn, kể cả là phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về cỏ ngọt nguyên lá và chiết xuất thô để chứng minh tính an toàn của nó. Do đó, trong thai kỳ, tốt nhất bạn chỉ nên dùng những sản phẩm được FDA chấp thuận. Các sản phẩm này chỉ nên chứa glycoside steviol hơn là các sản phẩm nguyên lá hoặc thô.
Trẻ nhỏ
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trẻ em ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, làm thay đổi mức triglyceride và cholesterol, dẫn đến tăng cân. Dùng cỏ ngọt thay cho đường có thể giảm bớt những rủi ro này. Phải theo dõi sát sao lượng cỏ ngọt trẻ em tiêu thụ bởi chúng dễ đạt tới giới hạn hàng ngày, chỉ 4 mg/ kg cho cả người lớn và trẻ em.
Tác dụng phụ
Một bài đánh giá đã nêu lên khả năng giảm số lượng lợi khuẩn đường ruột khi sử dụng cỏ ngọt. Những vi khuẩn này vốn có vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa bệnh tật, tiêu hóa và miễn dịch. Một nghiên cứu khác với 893 người tham gia cho thấy rằng các biến thể của vi khuẩn đường ruột có thể khiến trọng lượng cơ thể biến đổi theo chiều hướng xấu. Một số nghiên cứu khác thậm chí còn chỉ ra rằng cỏ ngọt và một số chất làm ngọt không calo khác có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn trong ngày.
Một đánh giá về bảy nghiên cứu đã phát hiện ra rằng về lâu dài, tiêu thụ các chất tạo ngọt không calo như cỏ ngọt có thể dẫn tới tăng trọng lượng cơ thể và kích thước vòng eo. Ngoài ra, một số sản phẩm có cỏ ngọt có thể có cả thành phần cồn đường như sorbitol và xylitol. Những chất tạo ngọt này đôi khi gây ra các vấn đề tiêu hóa ở người dễ mẫn cảm. Cỏ ngọt cũng có thể hạ huyết áp và lượng đường trong máu nên có ảnh hưởng tới một số loại thuốc dùng để điều trị các tình trạng này. Để đảm bảo an toàn nhất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Qua bài viết trên, mong rằng các bạn đã nắm được những thông tin hữu ích về các thành phần trong trà dưỡng tâm và những lưu ý khi sử dụng. Hãy truy cập TẠI ĐÂY nếu muốn mua sản phẩm và được tư vấn về phương thức giao hàng nhanh nhất.