Kiến thức về cá rô đồng

Kiến thức về cá rô đồng

Mục lục

5/5 - (2 bình chọn)

Tên gọi và những đặc điểm chung

Cá rô đồng còn được gọi với cái tên đơn giản hơn là cá rô (tên khoa học là Anabas testudineus). Loài cá này thuộc họ của Cá rô đồng, có môi trường sống là các khu vực nước ngọt và nước lợ như ao, đồng, sông, suối,…  Thịt cá rô đồng béo ngậy, thơm phức, dai dai, ngon ngọt, và mang lại giá trị kinh tế cao dù hơi nhiều xương. Những con cá lớn nhất có thể đạt tới kích thước là 25 cm.

Cá rô đồng béo ngậy, thơm ngon, chắc thịt

Đặc điểm hình thái và màu sắc

Màu sắc của cá rô đồng là xanh xám đến xanh nhạt, phần lưng có màu sẫm hơn phần bụng, với một chấm thẫm màu ở vị trí đuôi và chấm khác ở phía sau mang cá. Phần gờ của vảy và vây cá có màu sáng. Phần nắp mang cá có hình dạng răng cưa. Chúng có một mang phụ ở dưới mang. Đây là một cơ quan hô hấp đặc biệt cho phép chúng có khả năng hấp thụ được oxy từ trong không khí. Răng cá rô đồng sắc bén, chắc khỏe và xếp thành dãy trên hai hàm. Hàm răng ở giữa của chúng có kích thước lớn hơn hai bên và răng có trên xương lá mía.

Môi trường sinh sống và đặc điểm phân bố

Môi trường sinh sống chủ yếu của cá rô đồng thường là ở các loại hình mặt nước như ruộng lúa, ao, mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch…Xét trên phạm vi toàn thế giới, vị trí phân bố của cá rô đồng là vào khoảng từ vĩ độ 28° bắc đến 10° nam. Chúng tập trung chủ yếu ở phía nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippines, châu Phi và các quần đảo giữa Ấn Độ và châu Úc. Đây là những vùng có nhiệt độ trung bình phù hợp cho sự sinh trưởng mạnh của cá rô đồng (từ 22 đến 30 độ C). Chúng sinh sống ở độ sâu là – 0 m. Người ta cảm thấy thích thú với khả năng di chuyển từ ao hồ này sang ao hồ khác bằng cách “vượt cạn” (cá rô rạch) của chúng. Điều này xảy ra thường xuyên nhất là trong những mùa mưa và thường là vào ban đêm.

Cá rô đồng nổi tiếng với khả năng “vượt cạn” cực giỏi

Đặc điểm về sinh sản

Khoảng thời gian để cá rô đồng nở từ trứng đến lúc phát dục hoàn toàn là khoảng từ 7 tháng rưỡi đến 8 tháng. Cân nặng trung bình của cá rô đồng rơi vào khoảng từ 50 đến 70 gam một con. Vào khoảng tháng Mười Một âm lịch, cá cái trưởng thành sẽ mang trứng ( nếu là cá nuôi trong ao, khi trời trở lạnh). Đối với cá tự nhiên thì tháng Tư hoặc tháng Năm âm lịch là thời điểm thích hợp nhất.

Đặc điểm về ngoại hình để phân biệt được cá rô đực và cá rô cái đó là thân hình của con đực sẽ thuôn dài hơn so với con cái. Cá đực phát dục hoàn toàn sẽ có tinh dịch màu trắng, nếu vuốt nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây hậu môn bằng tay thì sẽ có tinh dịch màu trắng sữa thoát ra ngoài. Đây là lúc chính muồi của sự thành thục và là dấu hiệu cho thấy những con cá này cá đã sẵn sàng cho mùa sinh sản. Đối với cá cái, nếu cá rô cái mang trứng thì bụng sẽ phình to ra và khá mềm. Khi dùng tay vuốt nhẹ vào bụng cá thì trứng cá sẽ vọt ra ngoài, điều cho thấy cá rô cái đã sẵn sàng cho mùa sinh sản.

Cá rô ngoài tự nhiên sẽ tự chọn bạn đời để bắt đầu sinh sản. Thời điểm những cơn mưa đi qua, hoặc mực nước ở khu vực thay đổi (do thủy triều) là yếu tố ngoại cảnh rất phù hợp để thúc đẩy cá tiến hành quá trình sinh sản. Hình thức sinh sản của cá rô đồng là bắt cặp sinh sản. Bởi vì hưng phấn nên trong suốt quá trình bắt cặp để sinh sản, những con cá đực và cá cái sẽ liên tục phóng ra khỏi mặt nước.

Ven những bờ ao, bờ ruộng, kênh, mương, nơi nước nông, yên tĩnh và có nhiều cỏ, cây thủy sinh là những khu vực sinh sản cực kì lí tưởng dành cho cá rô đồng. Cá rô cái sẽ đẻ trứng vào trong nước, và cùng lúc đó, cá rô đực sẽ phóng ra tinh trùng để thụ tinh trứng. Chính nhờ có lớp váng dầu màu vàng được phóng ra từ cá cái trong quá trình đẻ trứng mà những quả trứng đã được thụ tinh này có thể nổi lên trên mặt nước.

Số lượng trứng mà cá rô đồng cái đẻ ra rất nhiều bởi vì cá rô không có tập tính bảo vệ trứng sau khi sinh sản, thỉnh thoảng, chúng còn có thể quay lại để ăn trứng vừa đẻ ra. Một phần nguyên do là để bù đắp vào lượng trứng hao hụt do không được thụ tinh, do các loại thù địch gây hại, và số lượng trứng do một con cá cái đẻ ra thường ở mức trên 3000 quả trứng. Sau khi được thụ tinh 15 giờ, trứng cá sẽ bắt đầu nở thành cá bột. Tuy nhiên, thời gian trứng nở còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Nếu nhiệt độ dao động trong khoảng từ 22 đến 27 độ C thì phôi cá sẽ chết hoặc sau 24 giờ, trứng cá sẽ nở. Trứng cá sẽ nở hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 15 tiếng đến 22 tiếng nếu nhiệt độ của môi trường dao động ở mức từ 28 đến 30 độ C. Trong trường hợp nhiệt độ môi trường vượt quá 30 độ C thì phôi cá sẽ chết, hoặc không, cá bột khi nở ra sẽ bị dị tật.

Quá sinh sản nhân tạo diễn ra như sau: người ta sẽ chọn lựa những cá thể bố mẹ đã thành thục, khỏe mạnh để tiêm kích dục tố có tên là LRHa. Sau đó, họ sẽ thả những con cá bố, mẹ vào những bể sinh sản hoặc lu có đậy nắp. Sau 8 tiếng kể từ khi tiêm, cá sẽ bắt đầu sinh sản. Người ta sử dụng kích dục tố là để cho cá đẻ đồng loạt, giúp kiểm soát được số lượng, kích cỡ và chất lượng của con giống. Khoảng 12 giờ sau khi nở thì cá bột đã có khả năng tự kiếm mồi trong khu vực nước đang sinh sống. Đối với cá bố mẹ, sau 1 tháng rưỡi kể từ khi sinh sản, chúng có thể phát dục lần nữa và lại tiếp tục sinh sản.

Đặc điểm về thức ăn

Cá rô đồng là loài động vật ăn tạp. Thức ăn của chúng có thể là các loài động vật thân mềm, cá con và thực vật thủy sinh, kể cả cỏ. Đôi khi, chúng có thể ăn các chất hữu cơ và vô cơ được xem là “bẩn” trong nước. Trong trường hợp đói, những cá thể cá rô đồng có thể ăn thịt lẫn nhau. Chính vì thế, việc phân cỡ đóng vai trò rất quan trọng.



0916526868
chat-active-icon